Những điều cần biết khi trẻ bị cháy nắng

trẻ bị cháy nắng

Cháy nắng là một tình trạng tấy da do da tiếp xúc tia cực tím trong ánh nắng quá nhiều. Chứng cháy nắng của bé có thể dẫn tới bị tổn thương da, rờ tới da là đau, có thể rộp lên hoặc tróc đi.

Cháy nắng là một tình trạng tấy da do da tiếp xúc tia cực tím trong ánh nắng quá nhiều. Cháy nắng thường xảy ra do đánh giá sai lầm hay bất cẩn từ phía cha mẹ. Cách chữa trị tốt nhất là phòng ngừa. Ngay cả người lớn cũng nên cho các sắc da, ngoại trừ những người có nước da màu nâu sậm hay đen, một cơ may thích nghi với ánh nắng và dạn nắng hơn. Tiến trình này phải được thực hiện từ từ, và cần phải tỏ ra nghiêm ngặt với trẻ con vì các bé có thể không lường hết được nguy cơ. Chứng cháy nắng của bé có thể dẫn tới bị tổn thương da, rờ tới da là đau, có thể rộp lên hoặc tróc đi. Ngay trong điều kiện nắng nhẹ, các ảnh hưởng của nắng có thể gia tăng nếu bạn ở gần nước, tuyết hay cát, là những nơi các tia nắng bị một diện tích chói ngược lại.

Chứng cháy nắng có nghiêm trọng không?

Cháy nắng có thể nghiêm trọng nếu liên quan đến một diện tích da lớn. Làn da có thể mất đi khả năng điều hòa thân nhiệt nên thân nhiệt bé có thể tăng vọt và sinh ra say nắng.

Việc gì phải làm trước tiên khi trẻ bị cháy nắng?

  1. Thoa một thứ nước xức làm dịu như calamine chẳng hạn, hoặc đắp một miếng gạc lạnh lên bất cứ vùng da nào căng, đỏ để cho bớt nóng và làm giảm chứng tấy đỏ.
  2. Khi bé ở nhà đừng mặc bất cứ quần áo gì lên những vùng da bị cháy; cứ để những vùng này phơi ra không khí. Hãy che những vùng bị cháy nắng khi bé ở ngoài trời.
  3. Nếu có mụn rộp xuất hiện và bé đau, hãy cho bé uống paracetamol nước.
  4. Cặp nhiệt kế để xem bé có sốt không. Nếu nhiệt độ của bé trên 39 độ C, hãy đi khám bác sĩ ngay và cố gắng làm hạ nhiệt bằng cách lau mình với nước ấm. Đừng cho bé ra nắng trực tiếp ít nhất là 48 tiếng.

Có cần đi khám bác sĩ không khi trẻ bị cháy nắng?

  • Đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt nếu trên làn da bị cháy nắng của bé sinh ra những mụn rộp và bé sốt và khó ở.
  • Đi khám bác sĩ ngay lập tức nếu bé bị sốt, da khô và có vẻ lú lẫn, lơ mơ. Đó có thể là say nắng, một tình trạng phải xử lý như là một ca cấp cứu.

Bác sĩ có thể làm gì khi trẻ bị cháy nắng?

  • Trong trường hợp bị cháy nắng nhẹ, bác sĩ có thể kê toa một loại kem thoa bớt rát.
  • Nếu có sinh ra mụn rộp và bé thì sốt, bác sĩ có thể kê toa một thứ kem chống viêm để giúp cho da mau lành.

Nếu bé bị say nắng, bác sĩ sẽ tùy theo đó mà chữa trị thích nghi.

Giúp trẻ bị cháy nắng bằng cách nào?

  • Hãy kéo dra trên giường bé cho căng để không có gì làm trầy làn da mềm của cháu.
  • Để đề phòng cháy nắng, trong vài ngày đầu có nắng chói, bạn hãy che kín da bé chỉ trừ ra những khoảng nào da dạn nhất.
  • Bảo vệ môi và mũi bé với kem chống nắng và che gáy của bé bằng một chiếc nón vành rộng.
  • Nhớ thoa kem chống nắng sau khi bé bơi lên.
  • Mỗi ngày chỉ cho tăng thời gian phơi nắng lên khoảng 10 phút.
  • Tiếp tục kiểm tra làn da con bạn, ngay cả sau vài ngày đầu bé tập quen với nắng. Nếu da bé bắt đầu bị “cháy” cho bé mặc đồ ngay và thoa kem che kín.

Xem thêm:

Nội dung bài viết do Bác sĩ Miriam Stoppard (MD MRCP) biên soạn, Bác sĩ Nguyễn Lân Đính (Giám Đốc Trung tâm Dinh dưỡng Trẻ em) dịch và được nghiên cứu, tổng hợp bởi Nhà thuốc Nhi Phúc Gia.

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!