Những điều cần biết khi trẻ bị hột cơm bàn chân

trẻ bị hột cơm bàn chân

Hột cơm bàn chân là một mụn cóc ở gan bàn chân đã bị đẩy lên phía trên vào trong chân do sức đè khi đi lại. Đây là một chứng bệnh có độ nhiễm lây cao và lây lan bằng sự tiếp xúc trực tiếp, có thể gây đau và khó chịu.

Hột cơm bàn chân là một mụn cóc ở gan bàn chân đã bị đẩy lên phía trên vào trong chân do sức đè khi đi lại. Đây là một chứng bệnh có độ nhiễm lây cao và lây lan bằng sự tiếp xúc trực tiếp với những mặt bằng có những bàn chân bị nhiễm trùng đã đi qua, như ở hồ tắm, phòng tắm có vòi sen, phòng tập thể dục công cộng chẳng hạn. Cơ thể mất khoảng hai năm để xây dựng nên sức đề kháng đối với siêu vi gây nên mụn cóc (sau đó, các mụn cóc thường tự nhiên biến mất), tuy nhiên vì hột cơm bàn chân có thể lây lan rất mau và bởi vì nó có thể làm đau, người ta khuyên là nên chữa trị.

Bệnh hột cơm bàn chân có nghiêm trọng không?

Một hột cơm bàn chân không bao giờ là nghiêm trọng nhưng nó có thể làm cho đau và khó chịu (điều đó còn tùy thuộc vào nơi nào nó xuất hiện trên gan bàn chân).

Triệu chứng có thể gặp khi trẻ bị hột cơm bàn chân:

  • Mụn cóc có màu trắng hoặc nâu ở gan bàn chân.
  • Đau khi đi hoặc đứng.

Việc gì phải làm trước tiên khi trẻ bị hột cơm bàn chân?

  1. Rửa chân bé và ngâm chân trong nước ấm để làm mềm da.
  2. Với một con dao phẫu thuật sạch (có thể mua ở cửa hàng thuốc), bạn hãy gọt cái hột cơm đã được làm mềm, theo từng lớp mỏng. Gọt vừa phải bao giờ cũng khôn ngoan hơn là gọt sát quá, tới độ chảy máu.
  3. Hãy thoa một loại thuốc chữa mụn cóc thích nghi, mà bạn có thể mua được ở cửa hàng thuốc. Chớ có bôi thuốc chữa mụn cơm lên vùng da lành mạnh. Để tránh khỏi bôi ra ngoài, bạn hãy sử dụng băng keo dầy hay một miếng băng keo thường, có khoét một cái lỗ vừa bằng cái hột cơm, để bảo vệ các vùng xung quanh. Sau khi thoa thuốc xức, hãy che hột cơm bằng một miếng gạc tiệt trùng và một miếng băng keo.
  4. Lặp lại cách làm như vậy mỗi ngày, cho đến khi hột cơm không còn nữa.

Có cần đi khám bác sỹ không khi trẻ bị hột cơm bàn chân?

Hãy đi khám bác sỹ càng sớm càng tốt, nếu hột cơm làm cho đau hoặc nếu các hột cơm tăng lên về số lượng, hay nếu việc tự chữa trị không thành công.

Bác sỹ có thể làm gì khi trẻ bị hột cơm bàn chân?

Bác sỹ có thể giới thiệu bạn tới khoa đặc biệt chữa mụn cóc có bác sỹ chuyên về da liễu trông nom. Người ta sẽ lấy hột cơm đi hoặc là bằng các phép trị liệu bằng tác nhân gây lạnh cóng như Nito lỏng, hoặc là bằng cách đốt đi hay nạo đi, sau khi chích thuốc tê tại chỗ.

Giúp trẻ bị hột cơm bàn chân bằng cách nào?

  • Hãy che kín hột cơm với một lớp băng keo an toàn mỗi khi bé đi chân không; làm như vậy sẽ ngăn ngừa được sự lây lan của con siêu vi.
  • Hãy ngăn đừng cho bé gãi cái hột cơm. Bé có thể tự mình làm lan ra nơi khác.

Xem thêm:

Nội dung bài viết do Bác sỹ Miriam Stoppard (MD MRCP) biên soạn, Bác sỹ Nguyễn Lân Đính (Giám Đốc Trung tâm Dinh dưỡng Trẻ em) dịch và được nghiên cứu, tổng hợp bởi Nhà thuốc Nhi Phúc Gia.

 

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!