Những điều cần biết khi trẻ bị kiết lỵ

trẻ bị kiết lỵ

Kiết lỵ là tình trạng viêm của lớp niêm mạc lót ruột già, sinh ra các triệu chứng tiêu chảy và sốt. Ở trẻ nhỏ, kiết lỵ là một bệnh nghiêm trọng vì có nguy cơ gây mất nước cao.

Kiết lỵ là tình trạng viêm của lớp niêm mạc lót ruột già, sinh ra các triệu chứng tiêu chảy và sốt. Vi khuẩn Shigella được tống ra cùng với phân và nếu không rửa tay sau khi đi cầu, tay có thể trở nên nhiễm trùng. Vi khuẩn sau đó sẽ do tiếp xúc và truyền đi. Bệnh kiết lỵ hiếm gặp ở những nước có điều kiện vệ sinh tốt.

Bệnh kiết lỵ ở trẻ có nghiêm trọng không?

Kiết lỵ đặc biệt nghiêm trọng đối với trẻ em, do có nguy cơ mất nước.

Triệu chứng bệnh kiết lị thường gặp ở trẻ em

  • Bụng đau quặn.
  • Đi cầu ra phân lỏng, đi nhiều lần, cứ khoảng nửa giờ lại đi một lần, có thể có chất nhầy, máu và mủ trong phân.
  • Sốt.
  • Buồn ói.
  • Li bì và yếu ớt.
  • Ói mửa.

Việc gì phải làm trước tiên khi trẻ bị kiết lỵ?

  1. Nếu bạn đang sống hoặc đi du lịch ở một vùng kém vệ sinh và bé đi đại tiện nhiều lần ra phân lỏng, hãy kiểm tra xem phân cháu có máu, chất nhớt hay mủ không. Nếu nhận thấy có, bạn hãy cho bé đi khám bác sĩ ngay.
  2. Kiểm tra thân nhiệt bé xem bé có bị sốt không.
  3. Hãy năng cho bé uống nước để duy trì được lượng nước uống vào.

Có cần đi khám bác sĩ không khi trẻ bị kiết lỵ?

Hãy đi khám bác sĩ ngay, nếu bạn nhận thấy có chất nhớt, máu hay mủ trong phân tiêu chảy của bé. Đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt, nếu bé vẫn tiếp tục đi tiêu chảy sau 12 giờ, hoặc nếu bé ít đi tiểu và nước tiểu cô đặc (màu vàng sậm).

Bác sỹ có thể làm gì khi trẻ bị kiết lỵ?

  • Bác sĩ sẽ chữa trị chứng mất nước cho bé và gửi một mẫu phân của bé tới phòng xét nghiệm để thử.
  • Trong trường hợp bé bị kiết lỵ nghiêm trọng, bé có thể được nhập viện và cho truyền dịch để đối phó lại tình trạng mất nước. Ở nhiều nơi, các nhà chức trách y tế công cộng phải được nhận báo cáo về mọi ca kiết lỵ và người ta sẽ không chỉ thử có phân bé thôi mà thử phân luôn cho cả gia đình. Bé sẽ không được phép tới trường trước khi phân hoàn toàn hết vi khuẩn.

Giúp trẻ bị kiết lỵ bằng cách nào?

Nhấn mạnh việc giữ vệ sinh kỹ lưỡng mỗi khi bé đi cầu.

Xem thêm:

Nội dung bài viết do Bác sĩ Miriam Stoppard (MD MRCP) biên soạn, Bác sĩ Nguyễn Lân Đính (Giám Đốc Trung tâm Dinh dưỡng Trẻ em) dịch và được nghiên cứu, tổng hợp bởi Nhà thuốc Nhi Phúc Gia.

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!