Kiệt sức vì nóng bức là hậu quả của việc mất quá nhiều nước qua mồ hôi, và xảy tới khi cơ thể bị nóng quá, hoặc do phơi nắng quá nhiều, ở nơi độ ẩm quá cao, hoặc do gắng sức quá mức.
Kiệt sức vì nóng bức là hậu quả của việc mất quá nhiều nước qua mồ hôi, và xảy tới khi cơ thể bị nóng quá, hoặc do phơi nắng quá nhiều, ở nơi độ ẩm quá cao, hoặc do gắng sức quá mức. Một trò chơi gắng sức có thể nâng cao thân nhiệt lên quá 38 độ C, hiện tượng này chỉ là nhất thời và nhiệt độ trở lại bình thường rất nhanh. Tuy nhiên nếu nhiệt độ trở lại bình thường, bé sẽ phát ra các triệu chứng suy kiệt vì nóng và bé trở nên tái nhợt, nhớp nháp và bé có thể kêu chóng mặt, buồn nôn và nhức đầu.
Kiệt sức do nắng có nghiêm trọng với trẻ em không?
Suy kiệt vì nóng bức không nghiêm trọng một khi bạn nhận thức được vấn đề và làm cho bé mát dịu xuống, như vậy tránh khỏi bị say nắng.
Triệu chứng kiệt sức do nắng ở trẻ em có thể gặp:
- Nhiệt độ trên 38 độ C.
- Tái nhợt và da nhớp nháp.
- Chóng mặt.
- Buồn ói.
- Nhức đầu.
- Nhịp mạch mau.
- Cơ bắp co rút.
Việc gì phải làm trước tiên khi trẻ bị kiệt sức do nắng?
- Cho bé nằm ở nơi mát mẻ, chân nâng cao lên một chút.
- Lau mình bằng nước ấm để làm cho da mau hạ nhiệt.
- Làm cho bầu không khí trong căn phòng càng mát càng tốt.
Có cần đi khám bác sĩ không khi trẻ bị kiệt sức do nắng?
Bạn không cần phải đi khám bác sĩ nếu bé chỉ kiệt sức vì nóng bức, và cảm thấy khỏe hơn trong vòng một tiếng. Hãy đi khám bác sĩ ngay, nếu sau một giờ bé hãy còn rất nóng nhưng da bé lại khô. Bé có thể bị say nắng. Hãy đi khám bác sĩ ngay nếu bé không hạ nhiệt sau một giờ: có thể là bé bị một bệnh nào khác.
Bác sĩ có thể làm gì khi trẻ bị kiệt sức do nắng?
- Nếu bé bị say nắng hay mắc một bệnh nhiễm trùng, bác sĩ sẽ xử lí cho thích hợp với các chứng bệnh này.
- Bác sĩ có thể khuyên bạn nên giữ bé ở trong nhà trong lúc trời nóng bức trong ngày hoặc cho tới khi bé làm quen với thời tiết rồi.
Giúp trẻ bị kiệt sức do nắng bằng cách nào?
- Hãy khuyên bé đừng chơi những trò chơi năng động khi nắng gắt.
- Hãy để mắt đến bé nếu bé có khuynh hướng bị kiệt sức khi trời nóng.
Xem thêm:
Nội dung bài viết do Bác sĩ Miriam Stoppard (MD MRCP) biên soạn, Bác sĩ Nguyễn Lân Đính (Giám Đốc Trung tâm Dinh dưỡng Trẻ em) dịch và được nghiên cứu, tổng hợp bởi Nhà thuốc Nhi Phúc Gia.