Lồng ruột là một căn bệnh xảy ra khi một phần ruột non dồn vào bên trong khúc ruột phía trước, hay đúng hơn giống như một ngón bao tay lộn ngược từ trong ra ngoài. Mặc dù hiếm gặp, nhưng lồng ruột là một bệnh nghiêm trọng.
Lồng ruột là một căn bệnh xảy ra khi một phần ruột non dồn vào bên trong khúc ruột phía trước, hay đúng hơn giống như một ngón bao tay lộn ngược từ trong ra ngoài. Khúc ruột bị xoắn sưng lên và như vậy sinh ra nghẽn tắc. Trong nỗ lực vượt qua tắc nghẽn này, khúc ruột lồng đi tới co thắt. Người ta không hiểu nguyên do nào dẫn tới lồng ruột và căn bệnh này có thể xảy tới ở bất cứ tuổi nào. Bệnh hay xảy tới nhất cho các bé trai dưới 12 tháng tuổi, trước đó có sức khỏe rất tốt. Có thể em bé bỗng dưng khóc thét lên vì các cơn co thắt, cũng có thể nôn mửa, tái nhợt đi và sốt. Giữa các cơn co, bé trông có vẻ rất bình thường và đi tiêu ra phân bình thường trong vài giờ đầu. Tuy nhiên, khi các cơn co thắt tiếp diễn, phân sẽ giống như mứt dâu, vì chủ yếu là do máu và chất nhờn.
Bệnh lồng ruột có nghiêm trọng không?
Mặc dù hiếm gặp, lồng ruột là một căn bệnh nghiêm trọng. Nếu cứ để nguyên không chữa, bệnh có thể dẫn tới tử vong.
Triệu chứng bệnh lồng ruột ở trẻ có thể gặp:
- Đau bụng nghiêm trọng có thể đi kèm với tiếng la hét.
- Nôn mửa.
- Tái nhợt.
- Sốt nhẹ.
- Phân có máu và nhớt, trông giống như mứt dâu.
Việc gì phải làm trước tiên khi trẻ bị lồng ruột?
- Nếu bé có một vài cơn co thắt, những lúc đó bé la hét và co chân lên bụng vì đau, mặc dù bé có bé vẻ rất bình thường trong khoảng thời gian giữa các cơn đau, hãy đi bác sĩ khám ngay.
- Kiểm tra xem phân của bé có máu và chất nhờn không.
- Giữa các cơ đau, cặp nhiệt kế cho bé xem bé có sốt không.
Có cần đi khám bác sĩ không khi trẻ bị lồng ruột?
Hãy đi khám bác sĩ ngay nếu em bé đã có vài cơn đau co thắt bụng, hoặc nếu bạn để ý thấy có máu hay nhớt trong phân em bé.
Bác sĩ có thể làm gì khi trẻ bị lồng ruột?
Bác sĩ sẽ giới thiệu em bé đi bệnh viện chụp hình bụng và thụt baryte để chuẩn đoán lồng ruột. Đây là một xét nghiệm thăm dò. Người ta bơm chất lỏng vào ruột qua trực tràng em bé; người ta có thể thấy rõ tình trạng ruột trên hình X – quang. Xét nghiệm thụt baryte đôi khi làm cho chứng lồng ruột tự nó tháo ra; bằng không, em bé sẽ phải trải qua phẫu thuật để đẩy khúc ruột bị lồng trở về vị trí bình thường.
Xem thêm:
Nội dung bài viết do Bác sỹ Miriam Stoppard (MD MRCP) biên soạn, Bác sỹ Nguyễn Lân Đính (Giám Đốc Trung tâm Dinh dưỡng Trẻ em) dịch và được nghiên cứu, tổng hợp bởi Nhà thuốc Nhi Phúc Gia.