Những điều cần biết khi trẻ bị nhiễm trùng cuống rốn

trẻ bị nhiễm trùng cuống rốn

Sau khi sinh, cuống rốn của bé vô cùng nhạy cảm và dễ bị nhiễm trùng. Vậy mẹ cần chăm sóc cuống rốn của bé như thế nào và xử trí ra sao nếu bé bị nhiễm trùng cuống rốn?

Sau khi sinh, dây rốn nối liền em bé với bánh nhau, được kẹp lại và cắt gần thân thể em bé. Rồi dây rốn teo lại và cuống rốn còn lại rụng khỏi, thường là trong vòng mười ngày sau khi sinh. Bác sĩ hoặc y tá sẽ khuyên bạn nên rửa sạch mỗi ngày vùng rốn và cuống rốn vì nó có thể bị nước tiểu làm nhiễm trùng. Cuống rốn bị nhiễm trùng khi có các triệu chứng như rỉ nước, đóng vẩy, làm mủ hoặc trông có vẻ đỏ hay sưng.

Bệnh nhiễm trùng cuống rốn có nghiêm trọng không?

Nhiễm trùng cuống rốn hiếm khi là nghiêm trọng và chữa trị cũng khá dễ dàng.

Triệu chứng có thể gặp của bệnh nhiễm trùng cuống rốn ở trẻ em

  • Vùng rốn đỏ và sưng.
  • Cuống rốn rỉ ra nước rồi nước này đóng vẩy.
  • Làm mủ.

Việc gì phải làm trước tiên khi trẻ bị nhiễm trùng cuống rốn?

Kiểm tra cuống rốn mỗi lần thay tã xem có dấu hiệu nhiễm trùng không. Nếu vùng này có vẻ đỏ, bạn hãy liên hệ ngay với bác sỹ hay nữ hộ sinh.

Có cần đi khám bác sỹ không khi trẻ bị nhiễm trùng cuống rốn?

Hãy đi khám bác sỹ càng sớm càng tốt nếu cuống rốn biểu hiện bất cứ dấu hiệu nhiễm trùng nào. Hãy đi khám bác sỹ hay nữ hộ sinh, nếu bạn có gì thắc mắc về dây rốn.

Bác sỹ có thể làm gì khi trẻ bị nhiễm trùng cuống rốn?

  • Bác sỹ sẽ kê toa một loại kem hay một loại bột kháng sinh để thoa cuống rốn vài lần mỗi ngày. Bác sỹ cũng sẽ cho bạn lời khuyên về cách làm vệ sinh mỗi ngày.
  • Nếu bác sỹ nhận thấy tình hình nhiễm trùng đang lan dọc theo cuống rốn vào trong cơ thể em bé, em bé sẽ cần phải nhập viện để điều trị bằng thuốc kháng sinh.

Giúp trẻ bị nhiễm trùng cuống rốn bằng cách nào?

  • Rửa sạch kỹ càng vùng rốn.
  • Lau sạch kỹ càng cuống rốn và vùng lân cận mỗi lần thay tã. Chùi nhẹ nhàng xung quanh cuống rốn với một miếng bông gòn thấm cồn sát khuẩn.
  • Bạn cũng có thể sửa dụng một số lọai bột chống nhiễm trùng có bán tại các nhà thuốc, tuy nhiên, bạn nên hỏi ý kiến bác sỹ trước khi dùng cho bé.
  • Hãy đặt một miếng gạc tiệt trùng giữa cuống rốn và tã, hoặc bạn hãy gấp cái tã bên dưới dây rốn, để tránh không cho nước tiểu làm nhiễm trùng vùng rốn.
  • Bỏ một chút muối vào thau nước tắm em bé để cho vùng rốn mau lành. Sau khi tắm xong, hãy thấm vùng rốn cho thật khô.
  • Cứ để cho cuống rốn tự rụng. Đừng bao giờ kéo hay vặn cuống rốn để cố cho nó bong ra.

Nội dung bài viết do Bác sỹ Miriam Stoppard (MD MRCP) biên soạn, Bác sỹ Nguyễn Lân Đính (Giám Đốc Trung tâm Dinh dưỡng Trẻ em) dịch và được nghiên cứu, tổng hợp bởi Nhà thuốc Nhi Phúc Gia.

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!