Nổi ban ngoài da có thể là một triệu chứng nhiễm trùng, hoặc là trên da hoặc là ở chỗ khác. Đó cũng có thể là một phản ứng dị ứng trên da, khi bị một hóa chất kích thích hay với một tổn thương thể chất.
Nổi ban ngoài da có thể là một triệu chứng nhiễm trùng, hoặc là trên da hoặc là ở chỗ khác. Đó cũng có thể là một phản ứng dị ứng trên da, khi bị một hóa chất kích thích hay với một tổn thương thể chất.
Nhiều bệnh nhiễm trùng trẻ em gồm có chứng nổi ban như là một trong những triệu chứng chính, trong đó có thủy đậu, ban nổi hạch Rubéole và sởi. Những chứng nổi ban khu trú có thể do một tình trạng nhiễm ký sinh trùng do ghẻ, hay do hắc lào. Một đứa trẻ bị dị ứng với một thứ thuốc có thể phát ban khi nó uống thuốc đó. Lá gai và một số cây có khác có thể làm nổi ban khi đụng tới chúng. Chứng mà người ta gọi là tử ban trông giống nổi ban nhưng bắt nguồn từ một rối loạn máu. Trong trường hợp ấy, những vùng huyết nhỏ xíu có khuynh hướng xuất hiện trên da, trông tựa như những “đốm” màng nhện nhỏ. Người ta có thể phân biệt các nốt tử ban này với các loại ban khác bằng cách dùng thành của ly nước uống đè nhẹ lên chúng, nếu vẫn trông thấy rõ các nốt này, đúng là tử ban. Tử ban có thể là do bệnh nhiễm trùng hay tính nhạy cảm đối với một số thuốc.
Chứng nổi ban ở trẻ có nghiêm trọng không?
Các chứng nổi ban da chẳng mấy khi nghiêm trọng bên trong. Đặc biệt chứng tử ban có thể là triệu chứng của một tình trạng rối loạn nghiêm trọng như bệnh bạch cầu, bệnh viêm gan hoặc viêm màng não cũng như tình trạng nhạy cảm với một thứ thuốc.
Việc gì phải làm trước tiên khi trẻ bị nổi ban?
- Hãy ghi nhận vị trí chứng ban trên người con bạn và xem nó đã lan từ phần đoạn nào đến phần đoạn nào khác của cơ thể. Cháu có thể đã bị một trong những bệnh nhiễm trùng thông thường như thủy đậu, sởi hoặc ban có hạch Rubéole.
- Cặp nhiệt kế để xem cháu có sốt không.
- Kiểm tra lại xem bé có ăn vào cái gì mới lạ (như ngao, sò hoặc dâu), hay nếu cháu bắt đầu một đợt uống hay chích thuốc (ví dụ, penicillin chẳng hạn).
- Kiểm tra xem bé có bất cứ triệu chứng nhiễm ký sinh trùng nào, đặc biệt nếu da cháu bị ngứa ở các kẽ tay. Điều này có thể là cháu bị ghẻ.
- Để một ly uống nước lên da bé để xem có còn tiếp tục trông thấy các nốt ban không, nếu vẫn thấy rõ chứng ban này có lẽ là tử ban.
- Nếu nốt ban bị ngứa, bạn hãy sử dụng nước xức calamine để làm cho bớt ngứa.
Có cần đi khám bác sĩ không khi trẻ bị nổi ban?
Hãy đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt để có được một chẩn đoán đúng đắn về chứng nổi ban của con bạn. Hãy đi khám bác sĩ ngay nếu chứng ban là tử ban và bé bị sốt: cả hai triệu chứng này cùng với nhau có thể là dấu hiệu của bệnh viêm màng não.
Bác sĩ có thể làm gì khi trẻ bị nổi ban?
- Bác sĩ sẽ khám bé để xác định nguyên do của chứng ban, rồi tùy theo đó mà điều trị cho thích nghi.
- Nếu chứng ban là tử ban, bác sĩ sẽ sắp xếp để cho đi thử nghiệm máu để xác định nguyên nhân.
Giúp trẻ bị nổi ban bằng cách nào?
- Nếu chứng ban làm cho ngứa, nên ngâm mình bé trong nước để có thêm một nắm bicarbonate natri – nhằm làm dịu cơn ngứa.
- Giữ gìn cho da bé được mát mẻ để cho da bớt ngứa.
- Ngăn đừng cho bé gãi chỗ nổi ban. Giữ gìn cho tay bé sạch sẽ và móng tay cắt ngắn để tránh gây tổn thương cho da.
Xem thêm:
Nội dung bài viết do Bác sĩ Miriam Stoppard (MD MRCP) biên soạn, Bác sĩ Nguyễn Lân Đính (Giám Đốc Trung tâm Dinh dưỡng Trẻ em) dịch và được nghiên cứu, tổng hợp bởi Nhà thuốc Nhi Phúc Gia.