Những điều cần biết khi trẻ hay nổi cáu

trẻ hay nổi cáu

Trẻ nhỏ trong độ tuổi từ giữa tuổi lên 2 cho đến 4 tuổi thường hay nổi cáu. Đây là phản xạ tự nhiên khi bé chưa tập được tính suy xét phù hợp với ý muốn của bé và bé cũng chưa có đủ kỹ năng về ngôn ngữ trình bày hay giải thích cái gì bé muốn. Điểu quan trọng lúc này chính là cách xử lý của cha mẹ khi bé nổi cáu.

Các cơn nổi cáu là bình thường đối với trẻ con giữa tuổi lên hai và lên bốn. Các cơn này phát sinh ra vì đứa trẻ chưa tập được tính suy xét phù hợp với ý muốn của bé và bé cũng chưa có đủ kỹ năng về ngôn ngữ trình bày hay giải thích cái gì bé muốn. Những cuộc xung đột với cha mẹ thường hay xảy ra vào khoảng cuối năm thứ hai, dẫn đến thời kỳ được gọi là “lên 2, tuổi kinh khủng”. Các cơn nổi cáu có thể có nhiều dạng, nhưng thường là đứa trẻ lăn mình xuống sàn nhà, chân đá, miệng hét, đập chân vào tường và có khi nín hơi vì uất ức. Các hành động của đứa trẻ cho thấy trẻ không quan tâm gì đến sự an toàn bản thân và có thể dễ dàng tự làm mình đau lúc đập người vào đồ vật cứng.

Chứng hay nổi cáu ở trẻ có nghiêm trọng không?

Các cơn nổi cáu tự chúng không có gì là nghiêm trọng, mặc dù có thể xảy ra vào những lúc bất tiện và trong những tình huống phiền phức. Ngay dù bé có nín hơi đến xám cả mặt, bé cũng sẽ không thể nào tự hại mình được. Có một phản xạ tự động buộc cơ thể phải hít một hơi khi sắp thiếu oxy và điều này không thể nào lấy ý chí mà cưỡng lại được.

Việc gì phải làm trước tiên khi trẻ hay nổi cáu?

  1. Hãy bình tĩnh. Ngay cả khi cơn nổi cáu của bé có tác động đến bạn, đừng để cho bé biết là bạn bực mình. Bé có thể dễ dàng nắm bắt được tâm trạng của bạn.
  2. Hãy cố hết sức coi như không có gì đối với con bạn. Bạn hãy bỏ đi, nhưng đừng đi quá tầm nhìn. Một cơn nổi cáu mất đi phần lớn tác động nếu không có ai chứng kiến. Tuy nhiên, hãy dẹp những bàn ghế nào sắc cạnh và những đồ vật dễ vỡ, tránh cho bé những hậu quả không đáng có.
  3. Nếu như vậy không ăn thua gì, hãy cố ôm bé vào lòng cho đến khi nó lắng dịu lại. Nó có thể vùng vẫy để thoát khỏi, hoặc nằm im vì được dỗ dành và thông cảm.

Có cần đi khám bác sĩ không khi trẻ hay nổi cáu?

Thường thì không cần đi đến bác sĩ về những cơn nổi cáu. Tuy nhiên, nếu bé cứ tiếp tục lên cơn nổi cáu sau tuổi lên năm, hoặc bạn thấy khó khắc phục được những cơn này, hãy xin bác sĩ lời khuyên.

Bác sĩ có thể làm gì khi trẻ hay nổi cáu?

Bác sĩ sẽ hỏi bạn về nhịp độ và tính chất của các cơn nổi cáu này và hỏi xem chúng có đi kèm với những vấn đề nào khác về hành vi xử sự không. Bác sĩ có thể giới thiệu bạn tới gặp một chuyên gia về bệnh tâm thần để được hướng dẫn sâu hơn.

Giúp trẻ hay nổi cáu bằng cách nào?

  • Hãy luôn nhớ những cơn nổi cáu là dấu hiệu chống lại bạn. Bé đang cố tranh thủ được sự chú ý của bạn. Các cơn nổi cáu có thể khó giải quyết ở một nơi công cộng, khi bé có thể cảm thấy là nó sẽ thành công. Tuy nhiên nếu bạn biểu lộ được rằng các cơn nổi cáu sẽ không bao giờ thành công được, chúng sẽ phải ngưng thôi.
  • Hãy cố tiên đoán các vấn đề và đề phòng những vụ xung đột bằng những chiến thuật làm xao lãng. Khi bé lớn lên, nó sẽ dễ chấp nhận những cuộc dung hòa.
  • Đừng hỏi tại sao bé cáu khi nổi cơn. Bé sẽ chẳng thể nào lý luận được với bạn đâu.
  • Đừng đánh vào mông bé để khiến bé khỏi cơn nín hơi. Cứ để kệ, tự nhiên nó sẽ hết.

Nội dung bài viết do Bác sĩ Miriam Stoppard (MD MRCP) biên soạn, Bác sĩ Nguyễn Lân Đính (Giám Đốc Trung tâm Dinh dưỡng Trẻ em) dịch và được nghiên cứu, tổng hợp bởi Nhà thuốc Nhi Phúc Gia.

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!