Những điều cần biết khi trẻ bị sổ mũi mùa

trẻ bị sổ mũi mùa

Bệnh sổ mũi mùa hay còn gọi là viêm mũi dị ứng làm cho hắt hơi, sổ mũi, và ngứa, chảy nước mắt. Sổ mũi mùa luôn luôn gây khó chịu, nhưng không gây hậu quả nghiêm trọng. khi bé bị sổ mũi theo mùa, cha mẹ cần làm gì?

Bệnh sổ mũi mùa giống như suyễn, chỉ khác phản ứng dị ứng xảy ra trên niêm mạc mũi và mí mắt chứ không phải trong ngực. Bệnh này cũng có tên là viêm mũi dị ứng và nó làm cho hắt hơi, sổ mũi, và ngứa, chảy nước mắt.

Bệnh phát ra vào mùa xuân và mùa hè, và thường do phản ứng với phấn hoa của cỏ và cây cối. Đa số người mắc bệnh sổ mũi mùa nhạy cảm với nhiều loại phấn hoa và nếu không được cách ly trong phòng có máy điều hòa, thì khó mà tránh khỏi các triệu chứng này.

Trẻ mắc bệnh sổ mũi mùa có thể sẽ phải thở bằng miệng vì mũi chúng nghẹt quá. Bệnh sổ mũi mùa có khuynh hướng không xảy tới trước tuổi lên năm, tuy nhiên nó có thể bắt đầu và chấm dứt bất cứ lúc nào, và nó có khuynh hướng theo tiền sử dòng họ. Một số trẻ em dị ứng với súc vật và bụi nhà cũng như với phấn hoa bị sổ mũi quanh năm.

Bệnh sổ mũi mùa có nghiêm trọng không?

Sổ mũi mùa luôn luôn gây khó chịu, nhưng không gây hậu quả nghiêm trọng.

Triệu chứng có thể gặp khi trẻ bị sổ mũi mùa:

  • Hắt hơi.
  • Sổ mũi nước trong.
  • Mắt ngứa, chảy nước mắt và viền đỏ.

Việc gì phải làm trước tiên khi trẻ bị sổ mũi mùa?

  1. Nếu bé hắt hơi nhiều, hãy cặp nhiệt kế cho bé để chắc chắn là bé không mắc phải bệnh nhiễm trùng như cúm hay cảm thường.
  2. Hãy khuyên bé đừng dụi mắt; dụi sẽ làm mắt đau hơn. Rửa mặt cho bé bằng nước mát để làm dịu cơn ngứa.

Có cần đi khám bác sĩ không khi trẻ bị sổ mũi mùa?

Hãy đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt nếu bạn nghĩ con mình mắc phải một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng hơn, hoặc bệnh sổ mũi mùa làm cho bé khổ sở.

Bác sĩ có thể làm gì khi trẻ bị sổ mũi mùa?

  • Chắc hẳn bác sĩ sẽ kê toa thuốc nhỏ mũi, làm co mạch hoặc uống thuốc dạng nước hay viên để làm dịu các triệu chứng.
  • Trong trường hợp bệnh bé nghiêm trọng, bác sĩ có thể sắp xếp cho bé đi làm một loạt thử nghiệm ngoài da để tìm xem dị ứng nguyên nào gây ra các triệu chứng sổ mũi mùa.
  • Một khi đã xác định được một hay nhiều dị ứng nguyên hơn, người ta có thể làm ra một vắc – xin đặc biệt cho bé và sẽ chích cho cháu một loạt mũi thuốc giải cảm trong thời gian vài tuần để bảo vệ bé khỏi bệnh. Tuy nhiên, các mũi thuốc này không phải bao giờ cũng hiệu nghiệm và phải được thực hiện vào mùa đông.

Giúp trẻ bị sổ mũi mùa bằng cách nào?

  • Coi chừng lượng bụi phấn hoa mỗi ngày, nếu lượng phấn cao, hãy khuyên bé đừng chơi gần bãi cỏ mới cắt chẳng hạn.
  • Tránh dùng lông gà lông vịt nhồi gối, nệm giường bé và lông tơ lót quần áo.
  • Giữ gìn nhà cửa ít bụi bặm chừng nào tốt chừng nấy ngay nếu bé bị dị ứng với bụi, một bầu không khí bụi bặm làm cho bệnh sổ mũi mùa nặng thêm.
  • Chuẩn bị một túi cấp cứu cho những dịp đi chơi ngoài trời. Túi phải đựng khăn giấy, thuốc nhỏ mắt để làm cho mắt bớt ngứa ngáy, một tấm khăn ướt để làm dịu mắt bé và bất cứ thuốc nào đã được kê toa.

Xem thêm:

Nội dung bài viết do Bác sỹ Miriam Stoppard (MD MRCP) biên soạn, Bác sỹ Nguyễn Lân Đính (Giám Đốc Trung tâm Dinh dưỡng Trẻ em) dịch và được nghiên cứu, tổng hợp bởi Nhà thuốc Nhi Phúc Gia.

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!