Những điều cần biết khi trẻ bị sổ mũi

trẻ bị sổ mũi

Sổ mũi là một tình trạng quá nhiều nhầy nhớt ở mũi và họng, thường gặp ở trẻ nhỏ. Sổ mũi có thể khiến bé bị khó khăn trong hô hấp và bú, vì vậy cha mẹ cần kịp thời xử lý cho bé khi bị sổ mũi.

Sổ mũi là một tình trạng quá nhiều nhầy nhớt ở mũi và họng. Chứng này có thể là hậu quả của một bệnh cảm thường, cũng có thể xuất hiện cùng lúc với thời kỳ xâm nhập của một chứng bệnh nhiễm trùng, như sởi chẳng hạn, hoặc đó có thể là triệu chứng của bệnh cúm. Với chứng sổ mũi, chất nhầy nhớt trong và lỏng, mặc dù nó có thể trở nên đặc và vàng trước khi khỏi hẳn căn bệnh tiềm tàng. Một trong những dạng nghiêm trọng nhất của chứng sổ mũi mùa là khi phản ứng chảy nước mũi đi kèm với chảy nước mắt và hắt hơi.

Sổ mũi kinh niên có thể bắt nguồn từ bệnh viêm xoang. Chất nhầy nhớt từ các xoang bị nhiễm trùng chảy xuống phía sau cuống họng, khiến cho đứa trẻ ho, đặc biệt là khi nằm xuống. Việc thở trở nên khó khăn và nếu có nhiều nhầy nhớt bị nuốt vào, cảm giác khó chịu này có thể dẫn tới ói mửa. Thỉnh thoảng, có thể sổ mũi kèm theo viêm tai giữa, V.A sùi vòm họng, hay poolip mũi.

Triệu chứng sổ mũi ở trẻ có thể gặp:

  • Nghẹt mũi.
  • Chảy nước mũi, nước trong.
  • Ho, nhất là về đêm.
  • Khó cho các em bé bú.
  • Ói mửa nếu chất nhầy nhớt bị nuốt vào.

Chứng sổ mũi ở trẻ có nghiêm trọng không?

Chứng sổ mũi kèm theo một bệnh nhẹ là không nghiêm trọng. Tuy nhiên, chứng sổ mũi kinh niên sẽ cần được chữa trị.

Việc gì phải làm trước tiên khi trẻ bị sổ mũi?

  1. Bạn hãy khuyến khích bé hỉ mũi thường xuyên. Chứng sổ mũi chắc hẳn sẽ không có cách nào chữa trị hơn thế nữa.
  2. Nếu bé bị khó thở, bạn hãy thoa lên ngực dầu bạc hà (menthol) cho bé, hoặc nhỏ vài giọt dầu bạc hà lên quần áo hoặc áo gối bé. Ban đêm bạn hãy khuyến khích bé, nếu bé đủ lớn, hít vào các khói xông lên từ tô nước nóng hòa tan các tinh thể bạc hà. Bạn hãy đặt cái tô lên một mặt bằng an toàn và trùm kín cả cái tô lẫn đầu bé bằng một cái khăn để tinh dầu bạc hà có được tác dụng tối đa.
  3. Nếu bé ho vào ban đêm, bạn hãy chêm gối cho bé nằm đầu cao lên, để chất nhầy nhớt đừng chảy vào họng bé.
  4. Đừng bao giờ sử dụng thuốc nhỏ mũi mà không có ý kiến của bác sĩ.

Có cần đi khám bác sĩ không khi trẻ bị sổ mũi?

Bạn hãy đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt, nếu chứng sổ mũi khiến cho bé bú khó khăn. Hãy đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt nếu bạn nghĩ là chứng sổ mũi có thể bắt nguồn từ một phản ứng dị ứng, như sổ mũi mùa chẳng hạn. hoặc vì sổ mũi kéo dài mà không rõ nguyên nhân.

Bác sĩ có thể làm gì khi trẻ bị sổ mũi?

Đối với một em bé, bác sĩ có thể kê toa thuốc nhỏ mũi để làm thông mũi trước khi cho bú.

Nếu bác sĩ nghi chứng sổ mũi là di dị ứng, chắc hẳn sẽ cho bé trải qua một loạt thử nghiệm để phát hiện ra nguyên nhân có thể gây ra sổ mũi.

Nếu chứng sổ mũi do viêm xoang kinh niên hay viêm tai giữa gây nên, thuốc kháng sinh sẽ được kê toa. Nếu là do V.A lớn hoặc poolip mũi, người ta có thể khuyên nên nạo bỏ bằng phẫu thuật.

Giúp trẻ bị sổ mũi bằng cách?

Đừng bao giờ cố làm thông mũi bé với một que quấn bông gòn; làm như vậy sẽ chỉ đẩy nhớt sâu vào bên trong.

Trừ khi là bác sĩ khuyên bạn nên tránh sử dụng các loại thuốc làm thông mũi, việc này có thể dẫn tới sản xuất thêm nhầy nhớt; chứng làm ráo nhầy nhớt có hiệu quả đến độ cơ thể sản xuất thêm nhầy nhớt để bù trừ.

Bạn hãy dạy bé cách hỉ mũi thích hợp bằng cách làm thông mũi mỗi lần một bên lỗ mũi.

Xem thêm:

Nội dung bài viết do Bác sỹ Miriam Stoppard (MD MRCP) biên soạn, Bác sỹ Nguyễn Lân Đính (Giám Đốc Trung tâm Dinh dưỡng Trẻ em) dịch và được nghiên cứu, tổng hợp bởi Nhà thuốc Nhi Phúc Gia.

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!