Những điều cần biết khi trẻ bị viêm não

trẻ bị viêm não

Viêm não là một tình trạng sưng não. Đây là một bệnh vô cùng nguy hiểm vì có thể gây tử vong cho trẻ. Vậy triệu chứng và cách xử trí khi bé bị viêm não là gì?

Viêm não là một tình trạng sưng não. Các nguyên nhân thông thường nhất ở trẻ con là nhiễm siêu vi như thủy đậu hay quai bị chẳng hạn. Triệu chứng chủ yếu của bệnh viêm não là sốt, nhức đầu, đau khi cổ bị kéo ra và không chịu được ánh sáng chói. Rất hiếm gặp, viêm não xảy tới như một phản ứng nghiêm trọng đối với vắc-xin ho gà. Nếu bé nóng, kèm với sốt, và đặc biệt là nếu bé bị co giật, đó có thể là dấu hiệu đầu tiên của tính mẫn cảm với thuốc chủng.

Bệnh viêm não ở trẻ có nghiêm trọng không?

Bệnh viêm não bao giờ cũng nghiêm trọng vì có thể gây tử vong cho các em bé.

Triệu chứng bệnh viêm não có thể gặp

  • Sốt.
  • Nhức đầu dữ dội.
  • Đau khi cử động cổ.
  • Không chịu được ánh sáng chói.
  • Bỏ ăn và có thể ói mửa.
  • Buồn ngủ.
  • Lừ đừ.
  • Lú lẫn, và trong những giai đoạn sau, co giật và hôn mê.

Việc gì phải làm trước tiên khi trẻ bị viêm não?

Bé vừa mới khỏi một bệnh nhiễm trùng và có vẻ khó ở, kèm với sốt, hãy bảo bé cúi đầu về phía trước sao cho cằm chạm ngực. Xem như thế có làm bé đau không.

Có cần đi khám bác sĩ không khi trẻ bị viêm não?

Hãy đi khám bác sĩ ngay nếu bạn nghi ngờ là bệnh viêm não.

Bác sĩ có thể làm gì khi trẻ bị viêm não?

  • Người ta sẽ cho bé nhập viện, ở đây sẽ tiến hành những thử nghiệm chẩn đoán để xác định mức độ trầm trọng của căn bệnh. Những thử nghiệm này sẽ bao gồm một cuộc gây tê chọc dò tủy sống để rút dịch não tủy đưa đi thử nghiệm.
  • Nhân viên bệnh viện sẽ chữa trị các triệu chứng đi kèm bệnh viêm não và chắc bé sẽ hồi phục trong vòng hai tuần.

Giúp trẻ bị viêm não bằng cách nào?

Một khi bé đã được xuất viện, hãy lo cho bé được thoải mái và ăn uống đầy đủ.

Trong trường hợp các cơ bắp cổ bé có dấu hiệu bị yếu đi hay cứng đơ, bạn phải cùng bé tập luyện để giúp bé mau chủ động điều khiển cổ lại được. Bạn sẽ được một chuyên viên vật lý trị liệu của bệnh viện chỉ dẫn cho cách làm việc này.

Xem thêm:

Nội dung bài viết do Bác sĩ Miriam Stoppard (MD MRCP) biên soạn, Bác sĩ Nguyễn Lân Đính (Giám Đốc Trung tâm Dinh dưỡng Trẻ em) dịch và được nghiên cứu, tổng hợp bởi Nhà thuốc Nhi Phúc Gia.

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!