Những điều cần biết khi trẻ bị viêm phế quản

trẻ bị viêm phế quản

Viêm phế quản là một tình trạng viêm các màng lót các ống khí quản lớn hơn dẫn vào phổi. Bệnh viêm phế quản rất dễ nhầm lẫn với các bệnh như ho, viêm họng… nên cha mẹ cần đặc biệt lưu ý để không bị nhầm lẫn.

Viêm phế quản là một tình trạng viêm các màng lót các ống khí quản lớn hơn dẫn vào phổi. Chứng bệnh có thể sinh ra vì một tình trạng nhiễm trùng nhẹ đường hô hấp trên, như cảm cúm hoặc đau họng chẳng hạn, làm giảm sức đề kháng của bé đối với việc nhiễm trùng. Bệnh nhiễm trùng này có thể là do các siêu vi hoặc vi khuẩn, làm cho lớp niêm mạc lót các ống khí quản sưng lên và tích nhớt, khiến cho khó thở. Cũng có chứng húng hắng ho khan, sau một hai ngày, mới sinh dịch nhầy. Nếu đám nhớt này bị nuốt xuống, đứa trẻ có thể ói nó ra.

Triệu chứng bệnh viêm phế quản ở trẻ em có thể gặp

  • Sốt.
  • Húng hắng ho khan, chuyển sang ho sinh đàm xanh hay vàng.
  • Thở mau, trên 40 nhịp mỗi phút thở, có khò khè.
  • Thở khó khăn.
  • Biếng ăn.
  • Nôn mửa cùng với ho.
  • Môi và lưỡi xanh tái.

Bệnh  viêm phế quản ở trẻ em có nghiêm trọng không?

Ở trẻ con trên một tuổi, viêm phế quản thường là không có gì nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp hiếm gặp, chứng thở khò khè và nôn mửa có thể đủ khó chịu để đòi hỏi phải nhập viện.

Việc gì phải làm trước tiên khi trẻ bị viêm phế quản?

  1. Nếu gần đây bé mới bị cảm, viêm xoang, đau họng hoặc một bệnh nhiễm trùng ở tai và bệnh trạng bé xấu đi, bạn hãy cặp nhiệt kế để xem bé có sốt không. Nếu bé sốt, cứ bốn tiếng một lần bạn hãy cặp nhiệt kế cho bé. Nếu nhiệt độ tới 380C, bạn hãy làm hạ nhiệt bằng cách lau mình bằng nước ấm hoặc bằng paracetamol nước.
  2. Nếu bé ho kéo dài không hết, bạn hãy kiểm tra xem có đàm không. Nếu có bạn hãy khuyến khích cho bé ho khạc ra, nếu bé không hiểu có thể khạc ra bằng cách nào, hãy giữ cho bé nằm ngang đùi bạn, bạn vỗ lưng cho bé khi bé lên cơn ho.
  3. Năng cho bé uống nước; ngay cả lúc nếu bé không chịu ăn, bạn hãy khuyến khích bé uống nhiều nước để đề phòng nguy cơ mất nước.
  4. Không cho bé uống những loại thuốc cắt cơn ho nếu có đàm vì cần khạc đàm ra.
  5. Hãy giữ cho bé được yên tĩnh và ấm áp (chú thích của người dịch: nước Anh thuộc miền ôn đới nên người ta hay sợ trẻ con bị lạnh).

Có cần đi khám bác sĩ không khi trẻ bị viêm phế quản?

Hãy đi khám bác sĩ ngay hoặc đưa bé tới phòng cấp cứu gần nhất, nếu bé thở khó khăn, mỗi hơi thở co kéo lồng ngực, hoặc nếu có dấu hiệu nào xanh tái quanh môi và ở lưỡi. Tình trạng này cần phải được xử lý như một ca cấp cứu. Hãy đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt, nếu tình trạng đường hô hấp trên xấu đi.

Bác sĩ có thể làm gì khi trẻ bị viêm phế quản?

  • Nếu bé mệt nhiều vì thở khó hoặc nôn mửa, bác sĩ có thể cho bé nhập viện để được hít oxy giúp bé hô hấp, hoặc truyền dịch vào tĩnh mạch để chống mất nước, nếu bé có bị nôn.
  • Bác sĩ kê toa thuốc kháng sinh nếu có nhiễm trùng vi khuẩn. Nếu chứng bệnh viêm phế quản của bé là do một siêu vi gây nên, bác sĩ sẽ cho bạn lời khuyên về cách điều dưỡng cho bệnh viêm phế quản, vì lẽ không có cách điều trị đặc hiệu nào cho siêu vi cả. Bác sĩ sẽ chỉ dẫn cho bạn cách giúp cháu khạc đàm ra.

Giúp trẻ bị viêm phế quản bằng cách nào?

  • Bạn hãy nâng đầu bé lên cao khi bé ngủ, để bé thở được dễ dàng hơn.
  • Hãy giữ cháu nằm yên; chạy quanh quẩn và kích thích năng động quá có thể làm cho cháu ho và nôn.

Xem thêm:

Nội dung bài viết do Bác sỹ Miriam Stoppard (MD MRCP) biên soạn, Bác sỹ Nguyễn Lân Đính (Giám Đốc Trung tâm Dinh dưỡng Trẻ em) dịch và được nghiên cứu, tổng hợp bởi Nhà thuốc Nhi Phúc Gia.

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!