Những điều cần biết khi trẻ hay khóc nhè

trẻ hay khóc nhè

Khóc nhè là một phương tiện để em bé trao đổi với người khác, đôi khi bạn sẽ sớm nhận ra tiếng khóc có một dấu hiệu bệnh hay không.

Mọi em bé đều hay khóc nhè, nhưng có một vài bé khóc nhè nhiều hơn những bé khác. Khóc nhè là một phương tiện để em bé trao đổi với người khác và bạn sẽ sớm nhận ra tiếng khóc có một dấu hiệu bệnh hay không.

Đến khoảng sáu tuần tuổi, bé sẽ dành một phần thời gian thức giấc của mình để cảm nhận môi trường xung quanh và phát ra những âm thanh lọc ọc thay vì chỉ khóc nhè, bú tí và ngủ.

Vào khoảng sáu tháng, các bé thường chơi và giao tiếp bằng đủ mọi cách. Một em bé mà khóc nhè nhiều hơn chơi khi được sáu tháng tuổi, có thể bé mọc răng, hoặc có bệnh trong người. Đa số các em bé khỏe mạnh sẽ nín khóc khi được cho bú, ôm ấp và làm cho dễ chịu. Nếu có một vài lúc trong ngày (đặc biệt là vào buổi tối) bạn không thể nào dỗ cho bé nín khóc được, có thể là em bé của bạn bị đau bụng, một chứng bệnh thường hay làm cho em bé khóc. Một đứa trẻ lẫm chẫm biết đi thường chỉ khóc vì những lý do bệnh lý hay cáu kỉnh.

Chứng hay khóc nhè ở trẻ có nghiêm trọng không?

Khóc nhè thường không nghiêm trọng. Tuy nhiên, khóc nhè kéo dài có thể thành vấn đề nếu bạn đâm ra cáu kỉnh, tức giận và quá mệt mỏi. Một đứa trẻ hay khóc nhè dễ dẫn bạn tới hành vi đánh trẻ.

Việc gì phải làm trước tiên khi trẻ hay khóc nhè?

  1. Ẵm bé lên và ôm ấp bé hoặc cho bé mút núm vú cao su, nếu bé cảm thấy việc mút làm cho bé yên.
  2. Cho bé bú, hoặc nếu bạn vừa cho bú mới đây thôi, hãy cho bé uống một muỗng nước sôi để nguội.
  3. Thay tã cho bé và đừng cho bé mặc đồ nóng quá, cũng đừng để bị lạnh quá.

Có cần đi khám bác sỹ không khi trẻ hay khóc nhè?

Hãy đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt, nếu hiện tượng khóc nhè không theo kiểu thông thường và có những dấu hiệu bệnh, như tiêu chảy, sốt hoặc ói mửa. Hãy đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt, nếu em bé khóc nhiều khiến cho bạn kiệt sức và cáu kỉnh.

Bác sỹ có thể làm gì khi trẻ hay khóc nhè?

Bác sĩ sẽ hỏi bạn xem bé khóc nhè đến mức độ nào. Bác sĩ sẽ khám xem bé có triệu chứng bệnh nào không. Nếu em bé khỏe mạnh, bác sĩ sẽ trấn an bạn là không có điều gì đáng lo cả.

Giúp bé bằng cách nào khi trẻ hay khóc nhè?

  • Bạn phải nghĩ đến cách tự giúp mình nếu bạn có một em bé đặc biệt khó tính. Bạn hãy nghỉ ngơi khi nào có thể nghỉ, và hãy thay phiên với ông xã nếu bé hay khóc đêm và có vẻ ít cần ngủ.
  • Bản thân bạn hãy giữ bình tĩnh, cố gắng đừng giận vì em bé cần được ở gần bạn.
  • Giữ em bé ở gần bạn khi em bé thức giấc. Dựng cho em bé nằm đầu cao lên trên một chiếc ghế rập rình để bé có thể thấy được bạn lúc bạn đang bận việc. Địu bé đi quanh cũng có thể đem lại thoải mái và trấn an cho bé.
  • Luôn luôn đến với bé khi bé khóc. Bố mẹ thờ ơ và thiếu đáp ứng có thể ức chế sau này khả năng gắn bó của một đứa trẻ đối với người khác. Không có gì tệ bằng làm mất cảm xúc ở một em bé.

Xem thêm:

Nội dung bài viết do Bác sĩ Miriam Stoppard (MD MRCP) biên soạn, Bác sĩ Nguyễn Lân Đính (Giám Đốc Trung tâm Dinh dưỡng Trẻ em) dịch và được nghiên cứu, tổng hợp bởi Nhà thuốc Nhi Phúc Gia.

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!