Những điều cần biết về chứng tiền sản giật ở bà bầu

Chứng tiền sản giật ở bà bầu

Chứng tiền sản giật ở bà bầu

Chứng tiền sản giật (hay còn gọi là tiền sản giật) là chứng bệnh khá phức tạp, có đến 5 – 8% thai phụ có thể mắc bệnh này. Nguyên nhân dẫn đến chứng tiền sản giật có rất nhiều như: di truyền, dinh dưỡng, hệ miễn dịch của cơ thể…

Những thai phụ dễ mắc chứng tiền sản giật

  1. Có bệnh cao huyết áp mãn tính.
  2. Trở ngại về chức năng đông máu, có bệnh tiểu đường, bệnh thận hoặc các bệnh về tính miễn dịch (Ví dụ bệnh Lupus ban đỏ hệ thống).
  3. Trong gia đình có người mắc chứng tiền sản giật là mẹ, chị em gái.
  4. Bệnh béo phì hoặc cân nặng trong thời kỳ mang thai tăng quá nhanh, quá nhiều.
  5. Thai phụ sinh đôi hoặc sinh đa thai.
  6. Thai phụ dưới 20 tuổi và trên 40 tuổi.
  7. Trong lần mang thai trước, thai phụ đã mắc chứng tiền sản giật.

Những thai phụ có tình trạng trên nên chú ý nhiều hơn đến sức khỏe.

Triệu chứng của tiền sản giật

Nếu thai phụ thuộc nhóm người dễ mắc bệnh tiền sản giật, bản thân lại mắc bệnh cao huyết áp, đạm trong nước tiểu cao, cần cảnh giác với chứng bệnh này: khi xuất hiện chứng đau đầu, hoa mắt, khó chịu, buồn nôn, đau dạ dày…, lập tức đến bệnh viện chữa trị, tránh để bệnh nặng có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Ngăn ngừa và chữa trị chứng bệnh tiền sản giật

Ngăn ngừa chứng tiền sản giật ở bà bầu
Ngăn ngừa chứng tiền sản giật ở bà bầu

Chứng tiền sản giật hiện nay chưa có cách ngăn ngừa hiệu quả. Có nghiên cứu chỉ ra rằng chỉ cần thai phụ hấp thụ lượng vitamin C và vitamin E một cách hợp lý có thể giảm tỉ lệ mắc bệnh.

Nguy cơ xuất hiện chứng tiền sản giật là rất cao đối với thai phụ mắc bệnh cao huyết áp. Vì vậy, muốn ngăn ngừa được chứng tiền sản giật cần phòng ngừa trước bệnh cao huyết áp.

Khi mắc bệnh cao huyết áp, cần thực hiện các biện pháp dưới đây:

  1. Cần đặc biệt chú ý trong mỗi lần khám, không được bỏ qua bất cứ nội dung khám nào.
  2. Tăng cường dinh dưỡng khi mang thai. Nếu thai phụ thiếu chất dinh dưỡng, sẽ gây thiếu máu và thiếu đạm trầm trọng, dẫn đến nguy cơ bị cao huyết áp càng lớn. Vì thế thai phụ cần bổ sung dinh dưỡng, axit folic, sắt… mới có tác dụng ngăn ngừa chứng cao huyết áp hiệu quả.
  3. Vận động hợp lý, nghỉ ngơi đầy đủ: vận động ít sẽ dẫn đến nguy cơ tiềm ẩn của cao huyết áp, còn nghỉ ngơi không đầy đủ sẽ làm huyết áp tăng cao.
  4. Thả lỏng tinh thần, người mắc bệnh cao huyết áp cần thả lỏng tinh thần, tinh thần căng thẳng sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến kết quả khám bệnh.

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!