Những điều cần chú ý về cách nuôi dưỡng trẻ sơ sinh tuần thứ 2

Sau khi cho bé bú, tránh để bé nôn trớ

Khi bé bú sữa, sẽ hít cả khí vào trong dạ dày. Dạ dày của trẻ sơ sinh ở tư thế nằm ngang, cơ vòng của thực quản liên kết với dạ dày giãn lỏng, khi bài tiết không khí trong dạ dày ra, cũng mang theo cả sữa, hình thành hiện tượng trớ sữa. Khi bị trớ nhiều sẽ gây sặc và ngạt thở.

Phương pháp làm giảm tình trạng nôn trớ: Sau khi bé bú xong, không nên đặt bé nằm vội, nên bế bé thẳng lên, đầu bé đặt vào vai mẹ, sau đó dùng tay nhẹ nhàng vỗ vào lưng bé, sau khi bé nấc vài cái hãy cho bé nằm xuống. Nếu phương pháp này vẫn không làm bé nấc, hãy thử xoa và bụng bé, hoặc bế bé nằm lên đùi, ép phần bụng bé xuống, vỗ nhẹ vào lưng bé, thông thường bé sẽ nấc cụt.

Cho dù đã nấc cụt, nhưng có bé vẫn có thể trớ sữa, vì thế nên cẩn thận quan sát 20-30 phút. Nếu bị trớ sữa, cần lập tức cho bé nằm nghiêng, để sữa từ miệng bé chảy tự nhiên ra ngoài.

Góc dành cho bố

Hai tuần sau khi sinh, mẹ vẫn còn khá mệt, đặc biệt là lúc nửa đêm, bố cần ở bên chăm sóc bé giúp mẹ. Lúc này, bố có thể thực hành những kiến thức mà mình đã được đọc hoặc học trong sách rồi đấy.

Giảm ăn đêm cho bé

Giảm ăn đêm cho trẻ
Giảm ăn đêm cho trẻ

Ban đêm là thời gian mà hormone tăng trưởng phát triển mạnh, vì thế cần đảm bảo cho bé nghỉ ngơi đầy đủ, không nên làm phiền bé nhiều. Số lần cho bé ăn cũng nên giảm để bé dần hình thành thói quen: ăn uống, chơi đùa và ban ngày, nghỉ ngơi ban đêm, như vậy mẹ cũng đỡ mệt mỏi hơn.

Bé sơ sinh thường bú sữa 2-3 lần/đêm, mẹ có thể giảm dần số lần: nếu ban đầu là 3 lần/đêm thì nên giảm xuống 2 lần/đêm, nếu là 2 lần/đêm thì giảm xuống 1 lần/đêm. Lưu ý là giảm lần bú nhưng vẫn phải đảm bảo khoảng cách giữ 2 lần bú không được quá 6 tiếng. Để đảm bảo được điều này, mẹ cần dịch chuyển giờ cho bé bú vào buổi tối, chẳng hạn nếu trước đây cho bé bú 8h thì chuyển sang 9h tối; thời gian cho bú sáng hôm sau cũng cần thay đổi, nếu trước đây là 7h thì chuyển sang 6h, như vậy mẹ chỉ cần cho bé bú 1-2 lần vào ban đêm là được.

Vệ sinh dụng cụ cho bé bú sữa

Hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện, khả năng kháng khuẩn còn kém, rất dễ bị nhiễm bệnh. Đồ dùng cho bé bú sữa thường xuyên đọng lại sữa (sữa lại là chất chứa nhiều dinh dưỡng, dễ sinh vi khuẩn), vì thế cần rửa sạch, tiệt trùng kịp thời, ngăn ngừa bệnh tật cho bé.

Chuẩn bị hai bàn chải vệ sinh bình sữa một to, một nhỏ và một lọ dung dịch chuyên cọ rửa bình sữa. Mỗi lần cho bé ăn xong, đổ sữa còn thừa ra, dùng nước tráng sạch, sau đó cho một ít dung dịch rửa bình vào bình sữa, dùng bàn chải cọ sạch bình sữa. Cuối cùng tráng lại sạch sẽ, ngâm bình vào nước nóng, rồi phơi nơi thoáng mát. Khi cọ rửa chú ý phần nắp và miệng bình, chỗ này dễ đọng lại sữa, cần cọ rửa sạch sẽ.

Ngoài việc cọ rửa sạch sẽ, cần khử trùng định kỳ, nên khử trùng một lần/ngày. Có thể luộc bình sửa, hoặc tráng bằng nước nóng, ngâm trong nước nóng 8-10 phút là được. Các bà mẹ nên dùng một chiếc nồi riêng biệt chuyên để khử trùng bình sữa.

Bầu vú của mẹ cũng cần vệ sinh sạch sẽ hàng ngày. Trước khi cho bé bú, mẹ nên lâu bầu vú bằng khăn ấm.

Mách nhỏ:

Q – Hỏi: Bé có được uống nước đường không?

A – Đáp: Bé sơ sinh không được uống nước đường, mùi vị nước đường không giống mùi vị sữa mẹ, nước đường lại ngọt có thể khiến bé không thích sữa mẹ, thậm chí bỏ bú sữa mẹ, gây khó khăn cho việc nuôi dưỡng bé.

Bé sơ sinh có cần uống nước?

Trẻ sơ sinh có cần uống nước?
Trẻ sơ sinh có cần uống nước?

Ở tình trạng bình thường, trẻ bú sữa mẹ trước 6 tháng đều không cần uống nước, vì trong sữa mẹ có 70% là nước, có thể đáp ứng nhu cầu cơ thể bé. Với bé nuôi bằng sữa ngoài cần uống nước giữa hai lần ăn sữa, mỗi lần khoảng 20-30ml. Trong một số trường hợp đặc biệt, cho dù bé bú mẹ hau ăn sữa ngoài cũng cần uống nước khi:

  1. Bé sị sốt, ra nhiều mồ hôi, đi ngoài… bị mất nước nhiều, lúc này cần bổ sung nước kịp thời, tránh bé thiếu nước dẫn đến rối loạn điện giải.
  2. Bé có hiện tượng bị táo bón, cần uống nước làm trơn nhuận đại tràng.
  3. Khi thời tiết nóng bức, khô hanh, hoặc miệng môi bé khô nẻ, bé thường xuyên liếm môi, có thể cho bé uống lượng nước thích hợp.

Tóm lại, cần căn cứ vào tình hình thực tế để cho bé uống nước.

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!