Quá trình hình thành và phát triển não bộ của trẻ

Chức năng sinh lý và tâm lý của thai nhi gần như phát triển đồng bộ.

Một tháng tuổi, hệ thống thần kinh thai nhi bắt đầu hình thành.

Hai tháng tuổi, thai nhi bắt đầu xuất hiện lớp vỏ não. Thai nhi cũng đã có xúc giác, biết cảm giác đau và có những vận động giống như bơi lội.

Ba tháng tuổi, miệng thai nhi có thể chạm tới tay và cuống rốn, đã biết động tác mút.

Bốn tháng tuổi, ở thai nhi bắt đầu từ từ xuất hiện các phản xạ chạy trốn, phản xạ phòng ngự, phản xạ mút và phản xạ hô hấp mang tính kích thích. Thai nhi có thể nghe được những âm thanh bên ngoài tử cung. Khi ấy, nếu người mẹ uống nước lạnh hoặc nước sôi, thai nhi sẽ đạp thật mạnh và dữ dội, dùng tia sáng ngắt quãng để chiếu lên bụng mẹ, nhịp đập của tim có thể xuất hiện sự biến đổi rõ ràng.

Năm tháng tuổi, thai nhi bắt đầu có khả năng ghi nhớ, nếu được nghe thấy giọng nói của mẹ nhiều lần sẽ có cảm giác an toàn. Có thể mút tay một cách khá thành thục. Chức năng của thận bắt đầu phát triển, đã có thể tiểu tiện trong nước ối. Sau khi uống nước ối có thể thải ra thông qua ruột non.

Sáu tháng tuổi, thai nhi bắt đầu có khả năng ngửi được mùi của mẹ và ghi vào trong trí nhớ. Sự vận động của thai nhi khiến nước ối lắc lư, kích thích làn da.

Bảy tháng tuổi, não bộ thai nhi đã xuất hiện các nếp nhăn và đường rãnh rõ ràng, có kết cấu phức tạp, các tế bào thần kinh gần giống với người trưởng thành. Thị giác của thai nhi bắt đầu phát triển. Khi nghe thấy những âm thanh bên ngoài, có thể cảm nhận thích hay không thích, nếu không thích thai nhi sẽ phản ứng bằng cách mút tay (một số trẻ sơ sinh sau khi sinh ra có kén ở tay). Đã có khả năng phát âm.

Tám tháng tuổi, thai nhi có thể nghe và phân biệt được sự nhẹ nhàng hay mạnh mẽ, mức độ cao hay thấp trong giọng nói và những loại âm thanh khác nhau (phân biệt được sự khác nhau trong giọng nói của bố và mẹ) đồng thời có những phản ứng thể hiện sự mẫn cảm với chúng. Các gai vị giác trên lưỡi đã bắt đầu phát triển, có thể cảm nhận được vị đắng và ngọt. Thông qua các thí nghiệm đối với trẻ sinh non cho thấy, thai nhi thường thích vị ngọt.

Lúc này, thai nhi đã có sự phân biệt về ngủ và thức, có khi mẹ ngủ song thai nhi lại thức; biết phân biệt giữa vui vẻ và không vui vẻ. Ngoài ra, thai nhi còn có thể cảm nhận được những cảm xúc vui mừng, kích động, bất an hay bi thương của người mẹ đồng thời có những phản ứng với chúng. Khi tử cung của mẹ co lại hoặc bị đè nén do tác động từ bên ngoài, thai nhi có thể đạp mạng vào tử cung để phản kháng!

Sau chín tháng, thai nhi có thể được sinh ra một cách khỏe mạnh. Chúng ta biết rằng, thai nhi đã có đầy đủ lục phủ ngũ tạng với chức năng phức tạp và hoàn thiện; có thính giác, thị giác, xúc giác, vị giác và khứu giác tương đối mẫn cảm, có thể thoát ly khỏi cuộc sống ở nhờ trong bụng mẹ với sức sống tràn trề. Sức sống ấy không phải bất chợt hình thành khi thai nhi được sinh ra mà đã tồn tại ngay trong quá trình mang thai. Tôi nghĩ, sự khác biệt giữa một đứa trẻ sơ sinh và thai nhi ở giai đoạn cuối chỉ là rất nhỏ, hoặc có thể nói rằng, đó chỉ là sự khác nhau qua việc sinh nở của người mẹ. Vì thế, chức năng sinh lý và tâm lý của trẻ sơ sinh phát triển đồng bộ, sự phát triển của thai nhi cũng tương tự như vậy, đây là điều không thể chối cãi.

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!