Quan điểm thiên lệch về khó hay dễ (2)

Người lớn cho rằng học tiếng mẹ đẻ dễ, học ngoại ngữ khó, vì thế mới nói rằng, khi bắt đầu học một môn ngoại ngữ cũng giống như “mò kim đáy bể”. Nhưng,, trẻ sơ sinh lại không nghĩ như thế. Bắt đầu được sinh ra từ trong bụng mẹ, khi mới tiếp xúc với bất kể một loại ngôn ngữ đồng thời cũng chính là tiếng mẹ đẻ. Nếu chúng được tiếp xúc cùng lúc với ngôn ngữ của hai hay ba nước khác nhau , thì chúng sẽ học hai hay ba ngoại ngữ và không hề hay biết rằng những loại ngôn ngữ này khó ở chỗ nào. Nhà ngôn ngữ học nổi tiếng người Mỹ Webster khi vừa mới sinh ra đã được tiếp xúc với ngôn ngữ của bốn nước: tiếng Anh của bố, tiếng Pháp của mẹ, tiếng Đức của ông nội và một ngôn ngữ Bắc Âu của bảo mẫu. Vì thế, ngay từ lúc còn bé, ông đã quen lắng nghe ngữ âm, ngữ điệu của cả bốn thứ tiếng. Do đó, khi Webster nói chuyện với bố sẽ lĩnh hội câu từ của tiếng Anh, khi bị mẹ trêu đùa, ông mô phỏng hình thức câu của tiếng Pháp, khi ở với ông nội sẽ tiếp thu những ảnh hưởng của tiếng Đức…

Cứ như vậy, khi Webster còn ở tuổi niên thiếu, ông đã có thể nói lưu loát cả bốn thứ tiếng và cho đó là một việc hết sức tự nhiên. Điều ông cảm thấy kỳ lạ chính là các bạn nhỏ khác, một lần, Webster hỏi mẹ: “Mẹ ơi, tại sao các bạn nhỏ khác chỉ nói tiếng của bố thôi, vì sao không nói tiếng của mẹ, của ông và của bảo mẫu ạ?” Em nhỏ Ngô Yến quê ở Chương Châu – Phúc Kiến cũng học rất giỏi bốn thứ tiếng. Vài năm trước, thầy cô giáo ở trường Đại học Hạ Môn có kiểm tra Ngô Yến, em có thể trả lời bằng cả bốn thứ tiếng một cách hết sức lưu loát. Năm 1989, Ngô Yến được bình chọn là một trong mười thiếu niên xuất sắc nhất Trung Quốc.

Người lớn không muốn sử dụng những lời hay, ý đẹp mang hàm nghĩa sâu xa để nói chuyện với trẻ nhỏ vì sợ trẻ cảm thấy khó hiểu, đây là một suy nghĩ sai làm. Thậm chí có một số gia đình thường dùng những từ như “măm măm” “ừng ực”…để nói chuyện với con. Ví dụ như, họ sẽ nói, “Mao Mao à, ừng ực không con?”; nói từ “ăn thịt” là “măm trịt”. Người lớn nghĩ có lẽ trẻ sẽ dễ dàng hiểu được những từ ngữ này. Thực ra, trẻ con đang vừa mới bắt đầu quá trình học ngôn ngữ, về cơ bản không có sự phân biệt dễ hay khó. Vậy thì, người lớn đâu cần phải nói chệch từ, làm lãng phí công sức của con trẻ? Hơn nữa, những từ như “măm măm, gâu gâu, meo meo”…được nói trong thời gian dài có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự trưởng thành về tâm lý cũng như hạn chế sự phát triển tinh thần của trẻ.

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!