Quan điểm thiên lệch về khổ và sướng (1)

Quan điểm thiên lệch từ mấy ngàn năm khiến con người luôn nghĩ học là khổ, thoải mái nghỉ ngơi mới là sung sướng tột cùng. Tất cả những câu như “khổ học, khổ luyện”, “Mười năm miệt mài khổ luyện…” đều không tách khỏi một chữ “khổ”. Vì vậy, người lớn thường sợ trẻ sơ sinh “khổ sở khi phải học từ sớm”. Thậm chí có người còn bày tỏ quan điểm rất rõ ràng: “Tôi không để con mình phải học, chỉ cần nó tự do tự tại vui chơi là được; hi sinh những năm tháng tuổi thơ hạnh phúc của con để đổi lấy trí tuệ thông minh từ sớm quả không đáng!”

Thế nhưng, khi nói lên câu ấy, anh ta đâu biết rằng, giáo dục ngay từ giai đoạn đầu một cách khoa học chính là cuộc sống vui vẻ nhất của trẻ trong độ tuổi sơ sinh và ấu thơ. Khi chúng học một cách có hiệu quả nhất cũng chính là vui chơi một cách thú vị nhất. Trẻ từ khi còn ở trong bào thai tới lúc ấu thơ chính là một con người không sợ áp lực nhất trên thế giới này, không có một đứa trẻ sớm thông minh nào bị ép như vậy cả! Bạn bắt ép trẻ học, trẻ sẽ phản kháng; bạn tiếp tục bắt ép, trẻ sẽ khóc; bạn vẫn còn muốn bắt ép, trẻ sẽ đi ngủ!

“Phương án 0 tuổi” kết hợp hài hòa giữa học tập và vui chơi. Quan điểm của phương án này là, học có hai dạng, học một cách thú vị và học một cách khổ sở, học một cách thú vị chính là vui chơi; vui chơi cũng có hai dạng: vui chơi có ích và vui chơi nhàm chán vô vị, vui chơi có ích chính là học tập. Chúng tôi luôn đòi hỏi trẻ em phải “học mà chơi, chơi mà học”, đây mới chính là phương pháp giáo dục tốt nhất và không có nhược điểm. Nếu đề xướng sự vui chơi nhàm chán, vô vị, trẻ sẽ không có hứng thú, đồng thời không có sự quan tâm và tham gia của người lớn, trẻ sẽ không hưng phấn để suy nghĩ, để thực hiện các thao tác và đọc hiểu… Ngày ngày vui chơi vô ích mới chính là “địa ngục” của trẻ nhỏ.

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!