Giúp trẻ rèn luyện trí nhớ làm việc
Hơn 2 tháng sau khi sinh, trẻ thỉnh thoảng sẽ mỉm cười khi ngủ. Khi bạn nói “òa” và cười với trẻ mà thấy trẻ cười thì hãy bắt đầu luyện tập trò chơ “ú..òa…”. Đầu tiên, bạn hãy cho trẻ nhìn thấy mình cười rồi nói “ú…” và dùng 2 tay che mặt lại. Từ các kẽ ngón tay, bạn xác nhận xem trẻ có đang nhìn mình hay không, sau đó nói “òa…! rồi cùng cười với trẻ. Khoảng thời gian để trẻ không nhìn thấy mặt mẹ và nói “ú…” rất ngắn. Bạn hãy luyện tập đi luyện tập lại như vậy cho đến khi trẻ cùng cười với mình. Nếu trẻ cười, bạn hãy nói “Con đã cười rồi nhé” rồi thơm và xoa má trẻ.
Điểm lưu ý:
Nếu trẻ quay đi chổ khác:
Nếu khi bạn che mặt mà trẻ quay đi chổ khác có nghĩa là vẫn cò sớm để chơi trò chơi này với trẻ. Bạn hãy luyện tập thêm cho trẻ việc nhận biết các trạng thái biểu cảm trên khuôn mặt.
Tìm hiểu não bộ – Rèn luyện trí nhớ làm việc
Trò chơi “ú…. òa” giúp trẻ nhớ đươc điều mình vừa nhìn thấy mà tự dưng lại không nhìn thấy nữa, nhằm luyện tập cho trẻ sự ghi nhớ của vùng vỏ não trước trán. Trẻ thường sớm quên đi đồ vật mà chúng lâu không nhìn thấy. Nhưng bằng cách luyện tập trò chơi này, trẻ sẽ dần nhớ được, sự ghi nhớ đó được lưu trữ ở vùng võ não trước trán. Trong lúc luyện tập như vậy, các tế bào thần kinh sẽ làm việc. Đây là trí nhớ tạm thời mà người ta gọi là “trí nhớ làm việc”.
Kích thích 5 giác quan giúp trẻ hoạt động toàn não bộ
Thế giới bên ngoài có rất nhiều kích thích mà ở trong nhà không thể có được. Cho nên, vào những ngày đẹp trời, bạn hãy cho trẻ đi dạo. Khi đi dạo, bạn hãy “bế dựng” để trẻ có thể cùng hướng nhìn với mẹ chứ không phải là bạn cho trẻ vào xe đẩy rồi đẩy đi. Như vậy trẻ sẽ cảm nhận được trực tiếp những chuyển động ở đường hay ánh mặt trời chiếu thẳng vào da. Nếu đi công viên, tiếng trẻ em vui đùa, mùi cây cỏ hoa lá… sẽ kích thích thị giác của trẻ một cách tự nhiên. Nhờ việc tiếp nhận đồng thời nhiều loại kích thích như thế khiến rất nhiều vị trí trong não trẻ làm việc.
Khi đi dạo bạn hãy bế để trẻ có cùng hướng nhìn với mẹ giúp trẻ nhận được nhiều loại kích thích từ thị giác. Thỉnh thoảng bạn nên bước từng bước ngắn rồi dừng lại, giúp trẻ nhận biết nhịp điệu khi đi.
Tìm hiểu não bộ – Cho trẻ cảm nhận thế giới bên ngoài:
Bạn hãy chia sẽ với trẻ về thế giới bên ngoài. Hãy nhắc đi nhắc lại nhều lần cho trẻ biết về sông, núi, động vật, thực vật hay tên gọi các đồ vật …
Khi đưa trẻ đi dạo, bạn hãy đi từ từ, chậm rãi nhưng nếu phải tránh người đi bộ hay xe đạp, bạn cần hành động nhanh chóng để dạy trẻ biết cách tránh nguy hiểm. Bằng cách này có thể giúp trẻ cảm nhận được rằng thế giới luôn luôn vận động.