Vận động cơ bản để bảo vệ trẻ khỏi nguy hiểm
Nếu trẻ đã có thể nằm sấp chứng ta sẽ bắt đầu luyện tập “Phản xạ mê lộ” cho trẻ. Mê lộ là tên gọi khác của ống hình bán nguyệt và sỏi thính giác nằm sâu bên trong tai, vì thế người ta gọi phản xạ xảy ra khi đầu chuyển động từ trên xuống dưới, từ trái qua phải là “phản xạ mê lộ”. Ở phản xạ mà cơ thể cũng chuyển động cùng với hướng nghiêng của đầu, mê lộ sẽ được kích thích. Tùy vào lực (cường độ). Nếu ta chỉ thay đổi tư thế của trẻ một cách từ từ thì mê lộ sẽ không bị kích thích. Vận động tròn sẽ giúp kích thích ống hình bán nguyệt trước và ống hình bán nguyệt sau. Nếu có được phản xạ này thì trong giai đoạn ngồi chưa vững, trẻ sẽ biết cách ngã an toàn, do đó ngay từ giai đoạn này, bạn hãy luyện tập vận động tròn cho trẻ.
Tìm hiểu về não bộ – Tư thế cuộn tròn lăn từ trước ra sau, từ trái qua phải.
Để trẻ có thể xoay khi đặt đầu dưới sàn, trước tiên ta sẽ cho trẻ vận động tròn. Bạn cho trẻ dùng hai tay nắm hai cổ chân để người cuộn tròn lại, sau đó ấn vào người trẻ để mặt trẻ nhìn về phái vai, rồi phía sau vai, cuối cùng là nhìn lên trần nhà. Bạn hãy lặp đi lặp lại nhiều lần hành động này. Sau đó nâng dần tốc độ lên để tạo kích thích lên ống hình bán nguyệt.
Kích thích mới vào thị giác bằng vận động xoay
Giống như “vận động tròn” đây là vận động lợi dụng “phản xạ mê lộ”. Lúc đầu, trẻ nằm hơi cong cũng không sao. Bạn hãy đỡ lưng trẻ rồi ấn nhẹ vào vùng mông của trẻ, sau đó xoay để trẻ nằm sấp. Lúc này bạn hãy chú ý để hai tay trẻ không đạt chéo trước ngực.
Vận động xoay như thế này không chỉ kích thích vào ống hình bán nguyệt và việc đột ngột thay đổi góc nhìn của trẻ sẽ kích thích rất mạnh vào thị giác. Khi luyện tập, bạn hãy theo dõi trạng thái cũng như tâm trạng để trẻ dần dần quen với kích thích.
Tìm hiểu về não bộ – Mục đích cuối cùng là kích thích cường độ
Trước tiên, bạn hãy xoay đầu trẻ, sau đó xoay người theo rồi để trẻ nằm sấp. Mục đích là tạo kích thích xoay lên ống hình bán nguyệt. Nếu xoay từ từ sẽ không tạo được kích thích đến ống hình bán nguyệt. Điều quan trọng không phải là tốc độ mà là cường độ nên lúc đầu, hãy xoay từ từ rồi dần dần xoay nhanh hơn.
Điểm lưu ý
Ống hình bán nguyệt là gì?
Ống hình bán nguyệt là tên gọi chung cho ba ống hình bán nguyệt (ống hình bán nguyệt trước, ống hay bán nguyệt sau và ống hình bán nguyệt phía ngoài) nằm sâu trong tai có hình dạng giống như vỏ của con ốc. Nhờ hoạt động của các “dịch nhầy” bên trong ống này nên gia tốc xoay của cơ thể có thể truyền tới não để giữ được tư thế.