Rèn luyện khả năng vận động cho trẻ sơ sinh

Luyện tập vận động cho trẻ sơ sinh

Nắm chặt và xòe ra

Giúp trẻ dùng tay điều khiển đồ vật

Bạn hãy chú ý đến bàn tay trẻ. Nó có đang nắm chặt không? Ngay từ khi sinh ra, trẻ đã có phản xạ nắm hai tay. Nếu bạn thấy tay trẻ đang xòe ra, hãy nắm tay trẻ lại. Nếu bạn ấn chặt một que dài – như cái bút chẳng hạn – vào tay trẻ rồi kích thích để bốn ngón tay trẻ nắm lại giống như đang được tay mẹ nắm thì trẻ sẽ ghì lại. Lúc này, ngón tay cái của trẻ sẽ chĩa ra bên ngoài. Nếu tay trẻ đã nắm chặt, bạn hãy kích thích vào mu bàn tay để tập cho trẻ xòe tay ra. Để trẻ thực hiện mỗi hành động nắm chặt rồi xòe ra trong khoảng 3 ~ 5 giây rồi lặp lại. Bằng cách luyện tập nhiều lần như vậy, bạn sẽ giúp trẻ nắm tay được chặt và xòe tay được rộng hơn.

Giúp trẻ dùng tay điều khiển đồ vật
Giúp trẻ dùng tay điều khiển đồ vật

Tìm hiểu về bộ não – “Phản xạ nắm” giúp trẻ nắm chặt tay

Người ta gọi phản xạ nắm đồ vật bằng tay là “phản xạ nắm”. Phản xạ là hình thức hoạt động cơ bản của hệ thần kinh, trên cơ sở các phản xạ hệ thần kinh chỉ huy và điều hòa mọi hoạt động của cơ thể. Ở phản xạ nắm, nếu bạn sờ hoặc ấn vào lòng bàn tay trẻ, phản xạ sẽ làm việc, các tế bào thần kinh vận động chi phối gân tay sẽ làm việc khiến các gân có chức năng nắm tay co lại tạo nên hành động nắm tay. Chúng ta sử dụng phản xạ này để luyện tập cho trẻ tự nắm chặt hoặc xòe tay ra.

Luyện tập cho trẻ nằm sấp ngẩng đầu

Bước đệm giúp trẻ tập bò

Các bậc cha mẹ thường lo lắng trẻ sẽ ngạt thở và mắc hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh nên sợ để con nằm sấp. Tuy nhiên, nếu luyện tập lúc trẻ đang thức thì không có nguy hiểm gì cả. Hơn nữa, nếu luyện tập cho trẻ nằm sấp, trẻ sẽ sớm biết bò. Ngoài ra, còn có một lợi ích nữa là trẻ sẽ sớm tiếp nhận được các kích thích chỉ có thể tiếp nhận được khi trẻ nằm sấp. Một ngày khoảng vài lần, những lúc tâm trạng trẻ tốt, bạn hãy luyện tập cho mặt trẻ quay sang một bên rồi vừa quan sát để đảm bảo trẻ vẫn có thể thở tốt vừa vuốt nhẹ phần gáy để đầu trẻ ngẩng lên.

Bạn hãy để tay trẻ sang bên cạnh để không bị ép xuống sàn.

Hãy luyện tập cho trẻ nằm sấp trên khăn bông hay miếng đệm lót để không cản trở hô hấp của bé.

Điểm lưu ý: Chú ý để trẻ không bị ngạt thở. Khi luyện lập nằm sấp, bạn nhất định phải ở bên cạnh trẻ. Chú ý không nên dùng chăn bông mềm để tránh ảnh hưởng đến khả năng hô hấp của trẻ.

Luyện cho trẻ nằm sấp ngẩng đầu
Luyện cho trẻ nằm sấp ngẩng đầu

Tìm hiểu về bộ não – Trẻ ngẩng đầu lên được do các cơ ở lưng

Khi ngẩng đầu hướng lên trên thì các cơ ở lưng trẻ sẽ co lại. Nếu các cơ này đã làm việc thì trẻ có thể ngẩng đầu lên và dần dần sẽ biết bò. Bằng cách lặp đi lặp lại hình thức luyện tập này, thời gian trẻ có thể ngẩng đầu lên sẽ kéo dài hơn. Khi định chuyển hướng trẻ, bạn hãy xoa lưng cho trẻ để hỗ trợ việc co các cơ lưng.

Luyện tập bắt chước

Nâng cao năng lực diễn đạt và cảm tính cho trẻ

Sau khi sinh khoảng 2 tuần, trẻ đã có thể bắt chước theo biểu cảm khuôn mặt của mẹ. Nếu bạn nhìn vào trẻ rồi há miệng ra, trẻ cũng sẽ há miệng, nếu bạn thè lưỡi ra, trẻ cũng sẽ thè lưỡi. Từ giai đoạn này chúng ta nên thể hiện cho trẻ biết nhiều trạng thái để trẻ bắt chước. Nếu trẻ đã bắt chước được các biểu cảm khuôn mặt rồi, bạn hãy chuyển sang tay. Nếu bạn nắm chặt tay rồi xòe ra, trẻ cũng sẽ bắt chước. Nếu trẻ không bắt chước, hãy cho trẻ nhìn kỹ khoảng hơn 20 giây rồi chờ phản ứng của trẻ. Nếu trẻ bắt chước được, bạn hãy khen “Con thật giỏi” và vuốt má hay thơm trẻ để khích lệ. Nếu trẻ không bắt chước được thì bạn cũng đừng vội lo lắng.

Tìm hiểu về bão bộ – Bắt chước giúp “tế bào thần kinh phản chiếu” làm việc

Luyện tập bắt chước cho trẻ sơ sinh
Luyện tập bắt chước cho trẻ sơ sinh

Vì khi thực hiện hành động bắt chước, “hệ thống thần kinh phản chiếu” nằm ở vùng số 44 của não bộ sẽ làm việc. Hệ thống thần kinh này có vai trò hỗ trợ việc bắt chước của hành vi vận động. Hệ thống này làm việc tích cực nhất ở khoảng tuần 2 ~ 3 sau sinh. Cho nên, trong khoảng thời gian này, trẻ dễ dàng có phản ứng bắt chước. Nếu trong giai đoạn này không luyện tập lặp đi lặp lại hành động để trẻ bắt chước thì sau này, bạn sẽ gặp nhiều khó khăn. Hơn nữa, tế bào thần kinh phản chiếu cũng làm việc giúp trẻ nhìn biểu cảm của đối phương để đoán xem họ đang nghĩ gì.

Để trẻ dễ dàng bắt chước

  1. Bạn hãy ngồi chính diện để trẻ nhìn rõ biểu cảm khuôn mặt và tay chân.
  2. Nếu trẻ không bắt chước, bạn hãy xoa dầu, xoa tay hỗ trợ để dần dần giúp trẻ có thể bắt chước (ví dụ: Nếu trẻ không thè lưỡi được, bạn hãy giúp trẻ há miệng rồi đẩy lưỡi ra).
  3. Nếu trẻ làm được, bạn hãy khen “con giỏi quá” để khiến trẻ phấn chấn. Khi trẻ bắt chước, vùng số 44 của não bộ (tham chiếu trang 15) sẽ làm việc. Bằng cách luyện tập như thế này, trẻ sẽ dễ dàng ghi nhớ tạm thời (trí nhớ làm việc).

Bạn hãy biểu cảm nhiều trạng thái khuôn mặt để trẻ bắt chước như há miệng, thè lưỡi hay tru miệng lên, dần dần thể hiện cả các hoạt động chân tay cho trẻ xem như nắm chặt tay rồi xòe ra.

Luyện khả năng bắt chước cho bé
Luyện khả năng bắt chước cho bé

Luyện cho trẻ bú mạnh

Giúp trẻ có cơ thể tích cực và khỏe mạnh

Nếu trẻ đã tự mình bú sữa tốt rồi, chúng ta hãy luyện tập để trẻ bú một cách tích cực. Khi trẻ muốn bú, bạn hãy nghiêng người ra sau hơi xa một chút, lúc đó trẻ sẽ níu lấy và bú thật mạnh. Để trẻ có được phản ứng như vậy, lúc đầu cho trẻ bú, bạn hãy làm sao để bụng của trẻ và bụng mẹ chạm nhau. Khi trẻ bú sữa, nhiệt độ của bụng mẹ sẽ tăng lên nên trẻ sẽ có cảm giác dễ chịu khi tiếp xúc với bụng mẹ. Bằng cách này, bạn sẽ giúp trẻ cảm nhận được tình yêu thương và sự yên tâm. Hơn nữa, khi trẻ bú mạnh thì thời gian bú sẽ ít đi nên dễ tăng cân hơn.

Điểm lưu ý: Khi cho trẻ uống sữa cũng như vậy. Nếu trẻ bú bình trong lúc bạn đang ôm trẻ, hãy để bình sữa hơi lệnh ra phía sau một chút.

Khi trẻ đang bú, nếu bạn kéo ti khỏi miệng trẻ thì trẻ sẽ cố gắng níu lại để bú.

Luyện tập cho trẻ bú mạnh
Luyện tập cho trẻ bú mạnh

Tìm hiểu về não bộ – Bước đầu giúp trẻ hành động tích cực

Nếu bạn đưa ti vào miệng, trẻ sẽ tự động bú. Đây chính là phản xạ bú mút. Khi trẻ bú, hooc môn của mẹ sẽ được bài tiêt ra từ thùy sau tuyến yên sinh ra sữa. Lợi dụng phản xạ này, chúng ta dạy trẻ động tác mút mạnh. Đây chính là bước đầu tiên giúp trẻ hành động tích cực.

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!