Sinh thường – Từ chuẩn bị sinh đến khi lâm bồn

Tử cung mẹ ở mức độ nào thì có thể vào phòng đẻ

Giữa các lần đau đẻ, y tá sẽ thường xuyên đến kiểm tra mức độ mở của tử cung. Trước khi cửa tử cung mở 2 – 3cm, thông thường cứ cách 4 tiếng, y tá mới kiểm tra một lần; sau khi tử cung mở khoảng 3cm, tần suất tăng lên là 2 tiếng kiểm tra một lần, cũng có thể tùy theo tình trạng để đến kiểm tra. Trong khoảng thời gian này, y tá còn nghe tim thai. Khi tử cung mở được 10cm, mẹ sẽ được y tá đưa vào phòng đẻ và lên bàn đẻ. Bác sỹ đỡ đẻ đón sản phụ vào, sẽ tiếp tục kiểm tra mức độ mở cửa tử cung, nghe tim thai, tìm hiểu tình trạng của bé trong tử cung.

Tư thế đúng sẽ giúp việc sinh nở dễ dàng, thuận lợi hơn

  1. Tư thế đúng khi nằm ngửa: Hai chân dạng ra hết cỡ, gập đầu gối, bàn chân cố gắng đặt gần mông. Hai tay giơ về phía sau, nắm lấy thành giường hoặc hai tay vịn. Cằm cúi gần về phía ngực, nếu hướng lên trên thì sản phụ sẽ không có lực.
  2. Tư thế đúng khi nằm nghiêng: Khuỷu tay gập nhẹ nhàng, hai tay đặt hai bên má. Hai chân khép lại, đầu gối gập lại, tay ôm lấy phần đùi. Đầu không cúi quá thấp. Khi dùng sức rặn, xương sống lưng cần thẳng.
  3. Tư thế ôm lấy hai chân khi nằm ngửa: Hai chân giơ lên, hai tay ôm lấy khớp gối, hai chân cố gắng áp vào hai bên bụng dưới và mở rộng ra. Hai tay không nắm vào nhau, mà nắm chắc mỗi bên gối. Khi rặn đẻ, cố gắng mở rộng hai chân.

Trong quá trình đẻ, nếu cảm thấy ở tư thế này sản phụ không thể dùng sức rặn được, thì có thể đổi tư thế khác.

Khi vào phòng đẻ, sản phụ sẽ có cảm giác lo lắng và sợ hãi, lúc này cần nhắc nhở bản thân thả lỏng, điều chỉnh nhịp hít thở.

Bác sỹ có thể làm thủ thuật rạch tầng sinh môn của sản phụ

Bác sĩ có thể làm thủ tục tầng sinh môn của sản phụ
Bác sĩ có thể làm thủ tục tầng sinh môn của sản phụ

Mặc dù vào cuối thai kỳ, tầng sinh môn đã giãn nở, nhưng nhiều thai phụ khi sinh vẫn cần phải làm thủ thuật rạch. Khi đầu em bé sắp chui ra ngoài, bác sỹ sẽ căn cứ vào tình hình thực tế để phán đoán và quyết định có rạch tầng sinh môn hay không. Rạch tầng sinh môn ở góc độ nào đó là một biện páp bảo vệ, để phòng rách nứt tầng sinh môn ở góc độ nào đó là một biện pháp bảo vệ, để phòng rách nứt tầng sinh môn, lúc này sản phụ không nên can thiệp vào. Rách tầng sinh môn sẽ để lại hậu quả nặng nề hơn so với việc tiến hành rạch. Khi xảy ra rách, nếu như vết rách không liền sẹo, rất dễ để lại di chứng (sa tử cung), nếu nghiêm trọng, có thể làm tổn thương cơ vòng hậu môn và trực tràng, dẫn đến tình trạng không thể kiểm soát được việc đại tiện.

Rạch tầng sinh môn không khiến sản phụ quá đau, hơn nữa khi thực hiện sản phụ hầu như không cảm thấy đau, vì lúc này cơn đau co thắt tử cung đang lên đến cao trào, cơn đau do rạch tầng sinh môn không thể nào bằng. Sau khi rạch tầng sinh môn, khi đi vệ sinh cố gắng hai chân khép lại, áp dụng tư thế đi nửa đứng nửa ngồi, tránh làm nứt phần khâu. Sau 3 – 4 ngày, vết thương sẽ không còn đau nữa. Ngoài ra cần chú ý vệ sinh sạch sẽ tầng sinh môn bằng nước ấm 2 lần/ngày. Nếu thấy tầng sinh môn sưng to, đau, ngứa, có thể là bị viêm nhiễm, cần báo cho bác sỹ để kịp thời chữa trị.

Rặn đẻ đúng cách

Cách rặn đẻ đúng có thể làm cho quá trình sinh nở nhanh hơn: làm giảm sự có thắt tử cung, tạo ra lực mạnh để quá trình sinh nở trở nên nhanh chóng và nhẹ nhàng. Có thể tập luyện một vài kỹ năng sau đây:

Tính phương hướng: Rặn đẻ có phương hướng, dùng sức hình thành áp lực dưới bụng dựa theo hướng của sản đạo mới có tác dụng, nếu không sẽ trở nên vô ích. Hướng dùng sức có chính xác hay không rất dễ đoán: Hai tay đặt gần hậu môn, sau đó dùng sức rặn, nếu hướng đúng, lòng bàn tay sẽ bị đẩy về phía trước, nếu sai hướng, bàn tay sẽ không có cảm giác gì; ngoài ra, rặn đẻ đúng cách là dùng sức đồng đều, nếu chỉ cảm thấy phần nửa trước hoặc nửa sau của bàn tay bị đẩy đi, chứng tỏ phương pháp vẫn sai, cần điều chỉnh lại.

Tính hiệu quả: Khi rặn cần căn cứ vào sự co bóp của tử cung, một lần tử cung co thắt liên tục khoảng 1 phút, trong một phút này rặn ít nhất 3 lần mới có hiệu quả. Quá trình sinh nở càng dài, sản phụ tiêu hao sức lực càng nhiều, nên cần rặn đẻ một cách hiệu quả. Bí quyết của việc rặn đẻ chính là hít thật nhiều khí, sau đó tạm dừng mấy giây rồi mới rặn. Trước tiên, lấy hơi thật mạnh, sau đó nín thở một chút rồi dặn từ từ. Lúc này, cần ngậm chặt miệng lại, cho đến khi hơi được đẩy hết ra. Từ lúc hít vào, đến lúc dùng sức rặn dễ thở ra, khoảng 25 giây. Hàng ngày khi luyện tập, kiểm tra xem bạn có mắc phải sai sót gì như bên dưới không, nếu phương pháp không đúng, cần kịp thời thay đổi.

Rặn đẻ đúng cách
Rặn đẻ đúng cách
  1. Chỉ có phần bụng và má phồng lên: Đó là sau khi hít đầy khí, sản phụ không ngưng lại một lúc, mà đột ngột dùng sức rặn hoặc đẩy khí vào bụng và má.
  2. Cơ thể bị trượt xuống: Khi đẻ, hai tay nên nắm chắc lan can đầu giường hoặc tay vịn, nếu hai tay nắm ở độ cao không đúng, hoặc dùng sức quá mạnh sẽ tạo nên tình trạng này. Việc này rất dễ điều chỉnh, khi thân người trượt lên trên, đặt lại hai tay xuống thấp một chút; khi thân người trượt xuống dưới, đặt hai tay lên cao một chút. Sau nhiều lần điều chỉnh, sẽ tìm được vị trí đặt tay thích hợp, đồng thời giảm sức lực ở cánh tay.
  3. Sống lưng thẳng ra: là do phần bụng dưới dùng lực quá mạnh, hoặc khi hít khí vật dụng toàn bộ phần ngực nên mới gây ra tình trạng như vậy.
  4. Mông chổng lên: Điều này chứng tỏ trọng tâm quá dồn vào hai chân, cần điều chỉnh lại cho cân bằng.
  5. Không thể rặn được lâu: Sau khi hít đủ khí, sản phụ không ngưng lại mà lập tức rặn ngay, như vậy đương nhiên không có khí để rặn lâu.

Cơn đau đẻ là gì?

Sau khi sinh, phần bụng dưới vẫn xuất hiện các cơn đau có quy luật, giống như cơn đau trước khi sinh, đây được gọi là cơn đau sau đẻ. Cơn đau sau đẻ có tác dụng thúc đẩy sự hồi phục của tử cung. Cơn đau này sẽ xuất hiện sau khi đẻ xong hoặc ngày hôm sau, càng ngày cơn đau càng giảm, thường đến 3 – 4 ngày là hết.

Cơn đau này sẽ tăng lên khi bạn cho bé bú sữa, lúc này do nồng độ hormone tiết sữa tăng lên, dẫn đến tử cung co thắt mạnh hơn gây ra. Khi bị đau, âm đạo của mẹ sẽ tiết ra rất nhiều sản dịch. Có thể thấy, cơn đau sau đẻ là một biểu hiện của cơ thể đã hồi phục tốt. Tuy nhiên, cũng có bà mẹ không cảm nhận được cơn đau này. Thông thường, những bà mẹ có kinh nghiệm sinh nở sẽ cảm thấy cơn đau sau đẻ rõ rệt hơn.

Mức độ của cơn đau này không lớn, không giống như đau đẻ. Nếu mẹ đau đến mức không chịu nổi, thì nên hỏi bác sỹ vì có thể đó dấu hiệu bất thường của chứng bệnh nào đó, không nên vội kết luận đó là đau sau đẻ mà bỏ qua việc chữa trị bệnh.

Chú ý: Trong lúc lâm bồn, bố nên mát xa cho mẹ, để làm giảm cơn đau, giúp mẹ thư giãn.

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!