Tài liệu tham khảo dạy chữ, dạy đọc cho trẻ từ sau ba tuổi đến năm, sáu tuổi

Trẻ sau ba tuổi nhanh chóng chuyển sang giai đoạn đọc

Nếu lúc nửa tuổi trẻ đã bắt đầu được tiếp xúc với học chữ và thói quen này được duy trì đến tận lúc ba tuổi, thì trẻ sẽ tương đối thuận lợi khi học đọc, lên bốn tuổi trẻ đã có thể đọc rất nhiều. Nếu trước ba tuổi trẻ chưa được học chữ, hoặc việc học chữ không hiệu quả, không kiên trì, thì sau khi trẻ ba tuổi, người lớn có thể bắt đầu luyện cho trẻ theo phần đầu của tài liệu tham khảo này. Bạn cũng có thể luyện cho trẻ đọc câu, đọc đoạn văn, đọc bài hát, để trẻ học chữ trong khi đọc. Đương nhiên, cũng có thể kết hợp cả hai cách trên. Điều quan trọng là tài liệu lựa chọn phải thú vị, cách dạy phải sinh động, kiên trì, khiến trẻ hăng hái, tạo thói quen tốt cho trẻ, nhất định sẽ có hiệu quả.

Không nên cho rằng trẻ chỉ có thể đọc những chuyện đã từng gặp trong cuộc sống hoặc những câu, những từ trẻ có thể hiểu được. Mà ngược lại, việc dạy chữ, dạy câu, dạy bài văn cho trẻ nên đi trước một bước so với tư duy và trí tưởng tượng của trẻ. Người dạy cần hướng dẫn trẻ trải nghiệm cuộc sống và làm phong phú thêm sức tưởng tượng của chúng. Khi trẻ hơn ba tuổi, nội dung của chữ, từ, câu, bài văn cho trẻ đọc phải sâu hơn và rộng hơn, chỉ cần trẻ có hứng thú đọc sách, thì cho dù trẻ không hiểu hoặc chỉ hiểu chút ít cũng rất có ích. Quách Mạt Nhược đã nói: “Thích đọc sách, không cần phải hiểu sâu”. Chúng ta nên hiểu rằng, khi đọc được nhiều sách thì tự nhiên trẻ sẽ “hiểu sâu”. Chúng ta cũng nên cho trẻ sau ba tuổi đọc một chút về thành ngữ. Người lớn đọc ra vài câu có sử dụng thành ngữ sau đó cho trẻ đọc lại thành ngữ. Cách này có thể tăng hứng thú đọc thành ngữ cho trẻ. Chỉ cần trẻ thích, chứ không cần trẻ hiểu sâu.

Có những trẻ ba, bốn tuổi đã trở thành “fan” của sách, chúng thích đọc sách, không thể rời xa sách. Đây vốn là thói quen tốt, nhưng trên đời chuyện gì mà làm quá đều sẽ trở thành sai lầm. Bởi vậy nên chú ý: Tuy việc đọc rất quan trọng, nhưng hướng dẫn trẻ tiếp xúc thực tế, làm phong phú thêm cảm nhận cuộc sống của trẻ mới là điều quan trọng nhất. Chúng ta phải kết hợp việc học chữ, đọc sách của trẻ với việc làm phong phú cuộc sống của trẻ, để phát triển phẩm chất trí lực và phẩm chất tâm lý phi trí lực của trẻ. Khi trẻ đọc sách phải chú ý tư thế ngồi, ánh sáng và khống chế thời gian thích hợp, nên giữ gìn cẩn thận thị lực của trẻ. Ngoài các câu chuyện cổ tích bạn có thể hướng dẫn trẻ xem các sách về khoa học, lịch sử địa lý, tiểu sử nhân vật, báo thiếu nhi. Hãy tạo dựng hứng thú đọc sách cho trẻ.

Bảng chữ:

Phần thứ nhất:

một hai ba bốn năm sáu bảy tám chín
mười mắt mồm lưỡi chân nam nữ người cổ
đất ruộng cung giếng thuyền đồng hào xu trượng
thước tấc cân múc công nhà bạc đồng thép
nhôm lính giết

 

mạ cung tên học tập hát
múa ở giữa tự mình sức
đánh trận hải dương giá hàng mẫu
áp gilê đỉnh núi cờ tổ quốc cán cơ
đuổi đi mồ hôi đi theo nghe lời
câu chuyện chỗ ngồi đại hội thể thao cô bé
bên cạnh tránh đường bắt được cái gì
đất cát giải phòng quân nghĩ một chút vali
nguy hiểm khăn bàn lốp xe cao su
trói lại lạnh như đá cho nó trả lời
tiễn khách nghênh đón ngày nay mấy tuôi
giúp đỡ cái cuốc biển gỗ họ tên
tiếng vang âm nhạc đọc kinh biết
hôm qua khát hoa hưỡng dương hoàng anh
chim khách mất thành phố nông thôn
bỏ lại tìm ngay ngắn lái xe
thổi tắt lột da trong sáng phơi khô
chôn vùi trước đây rừng rậm sinh bệnh
bị viêm thẻ công tác mùi tanh tỉnh dậy
con tem sưu tầm tem trốn tránh đống cỏ
chảy ào ào ghi nhớ giun đất con nhện
đông cứng khô héo diễn kịch đóng vai
mong chờ cánh chập tối du xuân
dội cho mát đau vứt bỏ ép chặt
phê bình cắn một miếng rốn đà điểu
phóng nhanh bí mật quả cà củ cải
cải bó xôi rau cẩn rau hẹ phá hoại
sóng biển bà ngoại nghỉ ngơi đói rồi
mệt rồi ống hút hoa sen ngó sen
cái đuôi kho hàng phép toán bệnh viện
đòn gánh nòng nọc búa đinh sạch sẽ
yên tĩnh đổi đời con khỉ mềm mại
cứng đanh thích đứt dây kêu gọi
bước qua xếp ngay ngắn dễ chịu thông minh
thú vị chạy trốn ưỡn ngực cố sức
bay sân tập cái dù kính viễn vọng
cảnh sát thả lưới viên gạch vuốt ve
làm bẩn

Phần thứ hai:

đen-trắng nhanh-chậm trước-sau
xa-gần bật-tắt vào-ra
trên-dưới trong-ngoài cao-thấp
nhẹ-nặng to-nhỏ mềm-cứng
dài-ngắn rộng-hẹp dày-mỏng
trái-phải đến-đi yêu-ghét
tốt-xuất đẹp-xấu thơm-thối
có-không sống-chết cần-không cần
trong-đục sáng-tối sâu-nông
thô-mảnh vuông-tròn cong-thẳng
đắng-ngọt ra-vào tròn-khuyết
nhiều-ít ngang-dọc thẳng nghiêng
nổi-chìm lạnh-nóng ngày-đêm

Phần thứ ba:

một cái sào một bài thơ cổ một cuộn len
một chiếc tàu hải quân một chiếc xe ô tô một cuốn giấy bản
một gốc cây một chiếc ti vi màu một đĩa kim chi
một sợi dây chuyền một ký túc xá một đoàn tàu
một lần du lịch một chiếc máy bay một bức thư
một quân bài một bãi cỏ một tòa bảo tháp
một vầng trăng sáng một con lạc đà một bụi cỏ
một căn phòng một bày sói một hạt ngọc trai
một hàng cây một con voi một chiếc nhẫn
một đôi chim én một tiếng sao một đôi giày bông
một tổ chuột một chiếc đàn piano một trận cuồng phong
một cành hoa một bộ phim một bữa cơm tối

Phần thứ tư:

một bát cơm đầy mạ xanh răng trắng
hoa đẹp biển mênh mông đỉnh núi cao
cây sào dài đại hội thể thao náo nhiệt từng dãy ghế ngồi
cô bé nghe lời máy bay màu bạc từng hạt cát vàng
con gấu vụng về lò than đỏ hồng dạ hội vui vẻ
cần cẩu cao ếch kêu ồm ộp chiến sĩ oai hùng
khăn trải bàn đẹp lốp bền chuông xe reng reng
nước lạnh như băng ông cười ha hả giai điệu đẹp
chim én bay họa mi va hoàng anh thành phố có nhà
thích hát cao tầng
nông thôn có cây bao bọc lái xe chuyên tâm lái xe jep chạy nhanh
rừng cây rậm rạp từng bậc thềm nước chảy ào ào
căn phòng sáng rực con giun bò chầm chậm chim quyên cao ù ù
cỏ khô héo cánh dang rộng sói xám đáng ghét
quả hồng giống đèn lồng đà điểu biết chạy dây chuyền vàng
sen nở đầy ao cà tím sóng vỗ
máy kêu ầm ầm khuyên tai đẹp lá cây bay xuống
hoa sen mềm mại cái đuôi cong len kho chất đầy hàng
sân sạch sẽ phòng đọc sách yên tĩnh chú khỉ hoạt bát, hiếu động
thảm len mềm mại cây gậy đứng đanh ruộng đồng mênh mông
sân vận động rộng rãi chiếc dù từ từ bay xuống kính lúp thú vị

Phần thứ năm:

Khách đến nhà, bé mời ngồi. Mẹ đi làm, bé tạm biệt mẹ.

Vịt con, gà con gặp nhau, cùng đi bắt giun, cùng đi chơi.

Hai con mèo hoa, meo meo meo, mắt rất tròn, râu vểnh hai bên.

Trời nóng trèo ngọn cây, vừa kêu lại vừa gào, chuyện gì cũng không hiểu, mà lại nói hiểu rồi (con ve)

Miệng như cái xẻng, chân như cái quạt, khi đi lắc lư, bơi trên mặt nước (con vịt)

Da mặt dày, trong bụng rỗng, đánh ba roi, kêu tùng tùng tùng (cái trống)

Một con ngựa hai người cưỡi, một đầu lên cao thì một đầu xuống thấp, ngựa không biết chạy, nhưng người cưỡi rất vui (cái bập bênh)

Đèn lồng đỏ, đèn lồng xanh, có người thích, có người sợ (quả ớt)

Trên đầu lửa cháy lớn, trên người toàn nước mắt, càng đốt càng nhỏ lại, cuối cùng biến mất luôn (cây nến)

Toàn thân đỏ rực, trong lòng sáng trưng, ngày lễ treo lên, mặt cười hớn hở (đèn lồng)

Một chiếc chăn nho nhỏ, chỉ đắp miệng, đắp mũi, phòng bệnh giữ vệ sinh, ai cũng phải chuẩn bị (khẩu trang)

Một chiếc cầu, bắc trên đất, khi lên trèo, khi xuống trượt (cầu trượt)

Anh em bảy tám người, ngồi quanh một chiếc cột, nếu mọi người xa nhau, thì áo quần rách nát (củ tỏi)

Một chú chim trắng nhỏ, biết bay không biết kêu, đánh thì chú bay đi, không đánh chú rơi xuống (quả cầu lông)

Ngựa không ăn cỏ, thân làm bằng xương, cưỡi lên thì chạy, không cưỡi đứng yên (cái xe đạp)

Em bé đầu tròn, đập một cái, nhảy một cái (quả bóng da)

Căn phòng thuỷ tinh nhỏ, bên ngoài xây tường rào, bên trong nóng hừng hực, bên ngoài lạnh như băng (phích nước nóng)

Một miếng bánh vuông, khi tắm thổi bọt, càng tắm càng nhỏ, tắm xong thì mất (xà phòng thơm)

Đầu đội mũ đỏ, mặc áo trắng tinh, dáng đi điệu, vươn cổ nói chuyện (con ngỗng)

Vốn dĩ thấp bé, tính khí thất thường, gặp lửa kêu to, mọi người rất thích (pháo)

Vừa chạy vừa nhảy, chẳng cần đến ai, đẩy đi đẩy lại, đánh rất là vui (chơi bóng rổ)

Ban ngày thì ngủ, ban đêm thì chơi, lấp lánh trên đuôi, một ngôi sao sáng (đom đóm)

Giống chim mà không phải chim, bay cao hơn chim, bay lên kêu ầm ầm, không bay thì yên lặng (máy bay)

Tinh thần rất tốt, không bao giờ ngủ, người nhỏ sức lớn, không ngã bao giờ (lật đật)

Sinh ra đầu rất trắng, rất thích bôi dầu đen, khi rỗi thì đội mũ, khi bận để đầu trần (bút lông)

Người nhỏ sức không nhỏ, đoàn kết lại cần cù, khi thì chuyển lương thực, khi thì đi đào hầm (con kiến)

Một cô gái nhỏ, sống ở trong nước, người mặc váy hồng, ngồi trên thuyền xanh (hoa sen)

Đôi mắt giống viên ngọc, người mặc áo hoa đỏ, sống trong cung thủy tinh, tự tại và nhởn nhơ (cá vàng)

Trong ao một cái khay, mưa roi không đong đầy, mưa nhỏ rơi rơi mãi, ngọc trai từng hạt một (lá sen)

Một dãy nhà dài, rất nhiều cửa sổ, trận gió vừa thổi qua, tiếng hát truyền đi khắp (cái đài)

Phần thứ sáu:

kẻ tung người hứng thuận buồm xuôi gió giống như in
vô cùng hỗn loạn đen kịt như sơn mênh mông bát ngát
nóng như lửa đốt cố gắng vượt lên người đông nghìn nghịt
bữa đực bữa cái ba đầu sáu tay muôn hồng nghìn tía
muôn trùng khó khăn nổi trận lôi đình phô trương tài cán
tha hồ vẫy vùng cát bay đá chạy từng li từng tý
trăm phương nghìn kế nghìn quân vạn mã tâm trí lơ đãng
mở cờ trong bụng sáng dạ tinh mắt bình tĩnh điềm đạm
thiên la địa võng chân trời góc biển vô  pháp vô thiên
uể oải ủ rũ ngựa xe như nước cãi cọ vô lý
vô công rồi nghề tỉ mỉ chu đáo muôn màu nghìn vẻ
nhiều vô kể vô phương cứu chữa ngồi không ăn bám
nửa ngô nửa khoai không cánh mà bay tranh thủ từng giây từng phút
hùng hùng hổ hổ tay không rời sách hoa chân múa tay
dài dòng văn tự gió mưa mịt mùng máu chảy đầu rơi
vui mừng phấn khởi cầu sao được vậy thà chết không khuất phục
bán tính bán nghi thắng lợi liên tiếp mồ hôi ướt đẫm lưng
không có việc gì khó chỉ sợ lòng không bền chim kêu hoa nở đến nơi đến chỗn
hào quang muôn trượng đồng cam cộng khổ tiêu diệt toàn quân
trầm lặng ít nói nói ngon nói ngọt đơn phương độc mã
lang sói chặn đường lòng lang dạ sói lộ rõ chân tướng
suy nghĩ hết cách hứng thú dạt dào thẹn quá hóa khùng
xuất quỷ nhập thần tính toán như thần vươn người đứng dậy
thành đồng vách sắt nơm nớp lo sợ

 

 

Con người khi còn nhỏ, tinh thần rất tập trung; khi trưởng thành suy nghĩ phân tán. Thế nên phải dạy dỗ sớm, đừng bỏ lỡ mất cơ hội.

Nhan Chi Thôi

Dạy người phải dạy từ nhỏ. Trẻ nhỏ giống như mầm non, phải vun đắp cẩn thận, mới có thể sinh trưởng phát triển. Nếu không tuổi thơ sẽ tổn thương, không bị thui chột thì cũng khó thành tài. Cho nên giáo dục tiểu học là cái gốc của công cuộc xây dựng đất nước; giáo dục trẻ nhỏ lại là gốc của gốc.

Đào Hành Tri

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!