Chữ là kho báu, trẻ em là thiên tài tìm ra kho báu. Chỉ cần có môi trường học chữ, sử dụng phương pháp giáo dục phù hợp, cũng giống như học nói, trẻ sẽ nắm được chữ và bắt đầu việc đọc. Tại sao giai đoạn sơ sinh lại chính là thời kỳ học chữ lý tưởng nhất?
Thứ nhất, trong giai đoạn này, trẻ không phân biệt vật và chữ
Chúng không phân tích, không có sự phân biệt yêu ghét, khó dễ, mà đều là “tìm tòi không lựa chọn”, tạo ra chú ý trong phút chốc, chỉ dựa vào “ghi nhớ ấn tượng”, thì có thể học chữ giống như nhận biết sự vật.
Vật và chữ đều là một loại hình ảnh, đều có tên gọi. Chúng ta có thể gọi vật là “hình ảnh lập thể trạng thái tĩnh”, gọi người là “hình ảnh lập thể ở trạng thái động”, gọi chữ là “hình ảnh phẳng ở trạng thái tĩnh”, gọi tranh động là “hình ảnh phẳng ở trạng thái động”, nhưng trẻ em không để ý đến những điều đó. Trước khi biết nói, trẻ em nhận biết được rất nhiều vật (trẻ mới sinh ra đã nhận biết được những đồ vật quen thuộc như bình sữa, hơn sáu tháng tuổi sau khi được huấn luyện, bạn nói đèn, trẻ sẽ ngẩng mặt lên trên tìm), thì vì sao trước khi biết nói trẻ lại không thể bắt đầu biết chữ? Đứa trẻ ba tuổi đã có thể nhận biết hàng nghìn hàng vạn người và vật, thì vì sao chúng lại phải sợ các con chữ kia?
Thành phố Quế Lâm có nhiều núi, mở cửa ra là nhìn thấy núi. Có bà mẹ dạy con hơn tám tháng tuổi nhận biết hình dạng núi bên ngoài cửa sổ. Khi hỏi núi ở đâu bé liền nhìn ra ngoài cửa sổ. Sau đó, mẹ cho bé xem chữ “núi” treo trên tường, lại hỏi bé núi ở đâu, bé vừa biết nhìn ra ngoài cửa sổ, vừa biết nhìn lên chữ “núi” trên tường. Trong mắt bé, hình dáng núi và chữ “núi” cùng xuất phát từ âm “núi” đều dễ nhận biết. Bé chưa bao giờ leo núi nên cũng không phân biệt được thế nào là núi thật, nhưng dễ nhận biết dễ nhớ; còn chữ “núi” là gì thì không dễ phân biệt, không dễ nhớ.
Rất nhiều vị phụ huynh là học viên hàm thụ của giáo dục sớm khi dạy trẻ học chữ đều có cảm nhận giống nhau. Đối với trẻ, vật cũng là chữ, chữ cũng là vật, hai thứ đó không phân biệt rõ ràng. Bé Điền Thần ở thành phố Cáp Nhĩ Tân lúc lên hai tuổi theo mẹ đi chợ (bé đã quen với việc học chữ) nhìn thấy chiếc rổ đựng đầy trứng gà thì đột nhiên nói: “Mẹ ơi, ở kia có nhiều chữ “o” quá, rất nhiều chữ “o” xếp trong rổ”. Bé chưa bao giờ nhìn thấy trứng gà, nên coi trứng là chữ, điều đó không có gì lạ. Ở Thẩm Quyến có một ông bố là một người rất tâm huyết với việc dạy chữ sớm. Lúc mới đầu, ông bố không dám dạy con gái học chữ, mà làm một thực nghiệm rất thú vị, ông bố vẽ lên bảng một số hình và dạy con gái hai tuổi nhận biết:
Kết quả là, bất kể đó là hình ảnh vật thật, hay hình ảnh chữ viết, sau hai ngày bé đều nhớ được và bé cũng không hỏi đâu là hình vẽ, đâu là chữ mà chỉ thích thú với trò nhận biết và được bố khen ngợi. Từ đó, bố bé đã yên tâm mạnh dạn dạy con gái học chữ. Do được giáo dục sớm toàn diện, một năm sau bé được bình chọn là trẻ biết chữ sớm, khoẻ đẹp của thành phố Thẩm Quyến.
Thứ hai, trẻ học chữ không cần hiểu nghĩa và học cách viết
Nhận thức đầu tiên của trẻ với vạn vật đều là ghi nhớ trước, hiểu nghĩa sau, dần dần trẻ tiếp xúc với môi trường xung quanh sẽ hiểu ý nghĩa của chữ.
Hứng thú học chữ của trẻ không ở việc hiểu nghĩa của chữ (cơ bản là cũng không hiểu được), mà là ở quá trình hoạt động bên ngoài việc học chữ và bản thân việc tiếp xúc với âm của chữ, hình của chữ. Cho nên, những chữ không hiểu trẻ vẫn thích nhận biết, sau này chúng sẽ lĩnh hội từ những tình huống cụ thể trong cuộc sống, tự nhiên chúng sẽ hiểu được.
Giống như khi trẻ học nói, hiểu cũng nghe, không hiểu cũng nghe, theo kiểu học vẹt cũng nói, có ý biểu đạt cũng nói, nghe nhiều, nói nhiều, tự nhiên trẻ sẽ lĩnh hội được sự kỳ diệu của ngôn ngữ. Hỏi một đứa trẻ hai, ba tuổi “Bố đi đâu rồi?”, dạy trẻ nói “Bố đi làm rồi”. Trẻ cũng biết bắt chước nói theo, nhưng không hề hiểu nghĩa của “đi làm”. Sau này trong cuộc sống hàng ngày, bé thấy bố đi sớm về muộn, lại đến cơ quan của bố chơi, nhìn thấy những cảnh làm việc, gặp những lúc nghỉ bố không đi làm… Tóm lại tình huống sẽ làm cho bé hiểu được thế nào gọi là “đi làm”. Học khẩu ngữ không phải một lần là hiểu được? Trẻ nhớ người, sự vật, sự việc và ngôn ngữ nói mà không hề hiểu vậy tại sao khi trẻ nhớ chữ viết và ngôn ngữ viết mà không hiểu thì ta lại sợ rằng đầu óc trẻ sẽ hỏng, nghĩ như thế là ta đã vô tình tước đoạt quyền lợi học chữ của trẻ.
Thực ra, trẻ mới biết một vài chữ, rồi đem ghép lại thành câu, thì không cần bất cứ lời giải thích nào, trẻ đã hiểu được rồi. Nhận biết nhiều, đọc nhiều, không cần thầy cũng tự hiểu được, văn cổ trong trường tư thục ngày xưa còn như vậy, huống hồ là văn hiện đại dễ hiểu như bây giờ.
Thứ ba, dựa vào “ghi nhớ ấn tượng”, trẻ học chữ không sự chữ nhiều nét
Có người nói, chữ do các nét tạo thành nên rất khó học. Thực ra nét cũng chính là đường nét. Bất kỳ vật nào cũng đều do đường nét tạo nên. Ví dụ, một chiếc ghế là sự tập họp của nhiều đường nét ngang dọc, nhìn theo những hướng khác nhau, kết cấu đường nét cũng sẽ thay đổi theo, đó chính là “nét”. Đường nét của người càng phức tạp, riêng những nếp nhăn và hình dáng ngũ quan trên mặt ông nội cũng đã nhiều hơn nét của chữ rất nhiều. Thế nhưng một đứa trẻ sáu tháng tuổi không những nhận ra ông nội của mình (biểu hiện thân mật, đời bể) mà còn phân biệt được một ông nào đó khác có cùng số “nét” trên mặt như ông nội (biểu hiện sự hãi, không cho bế), điều đó thật kỳ diệu!
Thực nghiệm đã chứng minh, những thứ có nhiều “nét”, hình ảnh phức tạp thì ghi nhớ ấn tượng càng sâu sắc.
Thứ tư, học chữ sớm, biết đọc biết viết trước là con đường dẫn đến thành công, nó giúp trẻ dễ đạt được “sự nhạy cảm về học chữ”.
Với sự nhạy cảm đó, trẻ học chữ đã được “tự giác hóa”, “tự động hóa”, việc bồi dưỡng khả năng tự học cũng bắt đầu từ đó.