Tại sao trẻ lại có giai đoạn bướng bỉnh

Tại sao trẻ lại bướng bỉnh

Những đứa trẻ có vùng vỏ não trước trán phát triển sẽ không có giai đoạn bướng bỉnh

Ba nguyên nhân sinh ra bướng bỉnh

Nguyên nhân bé bướng bỉnh
Nguyên nhân bé bướng bỉnh

Khi trẻ hơn 1 tuổi, nhiều cha mẹ phải đối diện với giai đoạn bướng bỉnh của con. Bạn hay phải đối diện với những tình huống như: “Con đi tắm nhé?”, “Không”, “Thay bỉm nào”, “Không”. Nếu lúc đó bạn bắt ép trẻ thực hiện theo ý mình, trẻ sẽ khóc to lên để phản kháng. Những tình huống như vậy khiến không ít bà mẹ mệt mỏi.

Tuy nhiên, giai đoạn bướng bỉnh này thực ra là kết quả của việc cha mẹ đã tạo ra môi trường để trẻ có ý muốn phản kháng. Vấn đề này, có ba nguyên nhân sau:

 

  1. Vùng vỏ não trước trán phát triển chưa đầy đủ
  2. Đơn thuần là do ích kỷ
  3. Có nguyên nhân gì đó khiến trẻ không thích

Nguyên nhân 1: Vùng vỏ não làm việc kém tạo nên phản ứng khiến trẻ cự tuyệt những điều mới, những điều trẻ không biết. Bằng cách rèn luyện vùng vỏ não trước trán theo phương pháp của cuốn sách này, dần dần chúng ta sẽ giúp trẻ cải thiện. Thực tế, những đứa trẻ đã được rèn luyện vùng vỏ não trước trán từ khi 0 tuổi sẽ không có giai đoạn bướng bỉnh này.

Nguyên nhân 2: Những đứa trẻ ích kỷ quan sát rất kỹ cha mẹ chúng. Nếu chúng biết rằng cứ nhõng nhẽo, nài nỉ chúng sẽ được đáp ứng thì chúng ngày càng nài nỉ. Trường hợp này cha mẹ cần tỏ thái độ cương quyết với trẻ, tuyệt đối không đáp ứng những đòi hỏi vô lý của trẻ.

Nguyên nhân 3: Có thể có một nguyên nhân nào đó khiến trẻ không thích hoặc sợ. Bạn hãy quan sát kỹ những điều trẻ thích, trẻ ghét và biểu hiện của trẻ khi ghét cái đó rồi loại bỏ những nguyên nhân làm trẻ ghét, như vậy sẽ làm cho trẻ đỡ bướng bỉnh hơn.

Nhưng dù ở trường hợp nào, nếu bạn quá bắt ép sẽ càng làm trẻ bướng bỉnh hơn. Hãy tích cực giao tiếp với trẻ, nói chuyện để trẻ không nói “không” nữa. Đồng thời, bạn phải hiểu được sở thích cũng như cá tính của trẻ từ trong những sinh hoạt hàng ngày, rồi kiên trì uốn nắn trẻ.

Điều chú ý khi mắng trẻ

Cách mắng giúp rèn luyện vùng vỏ não trước trán cho trẻ.

Chú ý khi mắng trẻ
Chú ý khi mắng trẻ
  1. Mắng ngay khi trẻ làm sai
    Nếu trẻ làm điều gì đó không đúng, bạn hãy mắng ngay luc đó để trẻ biết được tại sao mình bị mắng
  2. Mắng nếu trẻ tái phạm
    Nếu cùng một việc sai mà có lúc bạn mắng có lúc không mắng thì trẻ sẽ không phân biệt được thế nào mới đúng. Bạn phải nhất quán trong việc mắng trẻ để dạy cho trẻ biết những điều không nên làm.
  3. Bắt trẻ lắng nghe điều bạn nói
    Để trẻ hiểu và sửa được điều mình làm sai, nhất định bạn phải nghe thấy trẻ phản hồi “vâng” khi bị mắng để trẻ nhớ được làm như thế nào mới đúng.
  4. Dù ở nhà hay ra ngoài bạn cũng không được thay đổi cách mắng trẻ
    Nếu bạn thay đổi cách mắng trẻ tùy theo hoàn cảnh xung quanh, trẻ sẽ nhận thấy và lợi dụng điều đó. Kể cả ngay trước mặt người ngoài, bạn cũng cần nghiêm khắc mắng trẻ nếu trẻ làm sai.
  5. Đừng mắng trẻ dài dòng, lặp đi lặp lại
    Mắng là một cách giáo dục chứ đừng biến nó trở thành tật xấu của mẹ. Không nên mắng trẻ quá lâu, vì như vậy sẽ không hiệu quả.

Mút tay gây trở ngại cho giáo dục

Mút tay gây trở ngại cho giáo dục
Mút tay gây trở ngại cho giáo dục

Nếu trẻ không thích điều gì đó nhưng bị bắt phải làm, trẻ sẽ có thói quen mút tay. Hiện tượng mút tay biểu hiện trẻ đang tập trung chú ý đến bản thân, để tỏ ra phản kháng. Để trẻ sớm bỏ thói quen này, bạn hãy tìm ra nguyên nhân khiến trẻ không thích điều đó rồi loại bỏ nó.

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!