Tạo lập môi trường đạo đức tốt đẹp (3)

Ngoài ra, các bậc cha mẹ còn cần phải giáo dục thông qua lời nói, đặc biệt là thể hiện sự quan tâm tới các vấn đề xã hội… Cha mẹ nên nói chuyện thật thoải mái cùng những thành viên lớn tuổi khác trong gia đình, điều này sẽ mang lại hiểu quả tốt hơn nhiều so với việc nói cho trẻ nghe một cách có chủ ý. Ví dụ, người cha đi làm về, thở dài và nói với người mẹ: “Trời ơi, hôm nay đọc được một tin khiến anh buồn quá!” Chỉ một câu nói ngắn gọn như vậy sẽ kích thích được tính hiếu kỳ của cả nhà, trẻ cũng sẽ ngừng việc vui chơi của mình lại để nghe cha mẹ nói chuyện với nhau. Nhưng người cha vờ như không để ý đến trẻ, tiếp tục nói với vợ: “Người nông dân của chúng ta chịu bao vất vả nhọc nhằn mới trồng ra được loại sợi bông có chất lượng cao thế mà lại bị người nước ngoài ép giá!” Câu nói này càng thu hút hơn nữa sự chú ý của cả mẹ lẫn con. Người cha tiếp tục nói: “Những tấm vải do các công nhân dệt của chúng ta nhuộm màu không bán được, họ cho rằng chất liệu nhuộm của chúng ta không tốt, rất hay phai màu. Bất đắc dĩ chúng ta đành phải xuất khẩu sợ bông với giá rẻ mạt”. Một vài câu nói như vậy sẽ gieo vào lòng trẻ nhỏ hạt mầm yêu nước và yêu khoa học. Những tư tưởng đạo đức của con người cần phải được hình thành và tích lũy trong thời gian dài và bắt đầu ngay từ những năm tháng đầu đời.

Tin tức có thể khiến con người lo lắng, sự kiện làm tinh thần con người phấn chấn, những nhân vật khiến con người phải khâm phục… có ở khắp mọi nơi, trên báo, tạp chí, đài phát thanh, đài truyền hình và ngay trong thực tiễn. Chúng có thể làm đẹp hơn tâm hồn non nớt của trẻ. Vì vậy, giáo dục đạo đức trong gia đình thực sự bắt nguồn từ những ảnh hưởng ở nhân cách của bậc làm cha mẹ cùng thế gới quan được truyền từ đời này sang đời khác. Giống như A.X Mararenco đã nói: “Bạn đang giáo dục con mình trong mỗi phút giây của cuộc sống”.

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!