Người lớn cần tạo ra cho trẻ môi trường của những hoạt động trí tuệ. Khi trẻ được một tuổi rưỡi, cần xây dựng không gian vui chơi riêng cho trẻ với một cái bàn, ba cái tủ, hai bản đồ và bảng thành tích.
Một chiếc bàn: nên kê một chiếc bàn, một chiếc ghế dành riêng cho trẻ trong một căn phòng nhỏ hay ở nơi có nhiều ánh sáng với cảnh quan tươi đẹp và đồ dùng học tập đầy đủ. Sau này, nên yêu cầu mọi hoạt động học tập và vui chơi của trẻ phải được tiến hành ở bàn học của riêng mình, không được để đồ đạc lung tung trên giường, trên ghế sopha hay trên bậu cửa… từ đó dần hình thành nên trong trẻ những phản xạ có điều kiện, chỉ cần ngồi đúng vào vị trí của mình là sẽ tập trung chú ý vào công việc, dù người lớn nói chuyện, nghe đài hay xem các chương trình ti vi cũng không bị phân tán tư tưởng.
Ba tủ: thứ nhất là tủ sách hay giá sách: Tất cả sách vở của trẻ đều phải được giữ gìn cẩn thận, sắp xếp gọn gàng để tiện sử dụng và bảo quản. Cần phải để trẻ cảm thấy đó là một kho báu riêng của mình, không được để bừa bộn, tình yêu sách của trẻ cũng được hình thành từ đó. Theo như lời của nhà giáo dục Suhomlinski, khi còn nhỏ tới ngày ông tốt nghiệp phổ thông trung học, ông đã có khoảng 800 cuốn sách, có một số cuốn ông chỉ xem qua, có một số cuốn ông lại thích đọc và thường đọc đi đọc lại, kho báu trí tuệ phải được thiết lập từ nhỏ. Từ thứ hai là tủ đồ chơi. Tất cả những đồ chơi mua về, đồ chơi tự làm, đồ chơi mới hay đồ chơi cũ không được vứt đi mà phải xếp đặt gọn gàng vào trong tủ. Những đồ chơi trẻ đã không còn thích nữa cũng có thể xếp gọn lại và để một thời gian sau lấy ra chơi, trẻ sẽ có cảm giác vừa thân thiết lại vừa mới lạ. Chúng ta cũng có thể để trẻ tháo, lắp và sáng tạo ra những đồ chơi mới từ các đồ chơi cũ. Tủ thứ ba là tủ dụng cụ. Các bậc cha mẹ có thể căn cứ theo độ tuổi của trẻ mà đặt vào trong đó những dụng cụ như giấy cứng, keo dán, dao, kéo, đinh, các miếng gỗ, tấm sắt, kìm, hộp, búa đinh, dây bọc sơn, bóng đèn pin, đất deỏ, đá mài dầu… để trẻ cảm thấy thuận tiện khi sử dụng.
Hai tấm bản đồ: nên dán một tấm bản đồ của nước mình và một tấm bản đồ thế giới ở những góc tường mà trẻ dễ quan sát, nếu những tấm bản đồ mà cha mẹ mua về quá phức tạp thì nên ghi lên đó một vài chú thích đơn giản, rõ ràng. Chúng ta nên để trẻ chỉ trên bản đồ và nói những câu như “Chú đang du học ở Mỹ”, “Bố đang đi công tác ở Bắc Kinh”, “Cô đang ở Tây An”… trẻ sẽ cảm thấy vô cùng thích thú. Nhờ vậy, tầm nhìn của trẻ dần được mở rộng và biết tên của rất nhiều địa danh khác nhau. Cô con gái nhỏ của Karl Marx, Elena năm lên chín tuổi đã viết một bức thư gửi cho đương kim Tổng thống Mỹ Lincohn khuyên ông dùng vũ trang để trấn áp chế độ nô lệ ở miền Nam nước Mỹ. Bức thư này đã thể hiện rõ sức ảnh hưởng từ cha và tầm nhìn cực kì rộng mở của cô bé.
Hai bản thành tích: một chiếc bằng đen nhỏm một bảng thành tích để khen thưởng. Trên tấm bảng đen đó, cha mẹ và trẻ có thể dạy và học nhận biết các loại hình khối, dùng phấn màu để vẽ các màu sắc khác, viết chữ để học nhận biết mặt chữ… Bảng khen thưởng là nơi ghi chép sự tiến bộ hay dán phiếu bé ngoan của trẻ hoặc cũng có thể viết lên đó nhưng câu châm ngôn có nội dung giáo dục…
Ngoài ra, cũng nên mua cho trẻ quả địa cầu, lịch treo tường, những chiếc đồng hồ nhỏ hay những dụng cụ làm thí nghiệm đơn giản. Trẻ có được môi trường hoạt động với những nội dung trong đời sống sẽ tạo điều kiện cho tinh thần và trí tuệ của trẻ phát triển phong phú.