Một nhà tâm lý học người Mỹ nổi tiếng cùng các trợ lý của ông đã từng làm một cuộc thí nghiệm, họ tới một trường tiểu học, đưa ra phán đoán nghiêm túc về những em nhỏ chắc chắn có tương lai tươi sáng nhất trong số các học sinh của trường. Thông tin này chỉ được tiết lộ với các thầy cô giáo, còn với bản thân các em học sinh và phụ huynh thì tuyệt đối giữ bí mật. Kết quả bất ngờ, chỉ vài tháng sau, những phán đoán này (tương lai của một con người tất nhiên không thể nào phán đoán chắc chắn được) đã có hiệu quả, những em nhỏ được tùy ý chỉ định là có tương lai tươi sáng nhất đều thể hiện tinh thần hăng hái, tích cực phấn đấu, thành tích học tập của các em tiến bộ rõ rệt, các thầy cô giáo rất hài lòng về kết quả đó và bày tỏ lòng biết ơn đối với những người thực hiện cuộc thí nghiệm.
Nguyên nhân nằm ở đâu? Chính là do các nhà tâm lý đã cố ý chuyển tới các thầy cô những “ám thị”, niềm hưng phấn và thái độ tích cực mà các thầy cô biểu hiện ra bên ngoài trong vô thức cũng đã trở thành những ám thị gửi đến các em học sinh được chỉ định và cả bản thân cha mẹ các em. Nhờ đó, tâm lý của các em đã được tiếp nhận sự khen ngợi, khẳng định và hi vọng mong chờ của các nhà tâm lý học, các thầy cô và cha mẹ khiến cho ý chí vươn lên, lý tưởng cùng lòng tự tin của các em như được tiếp thêm những hóoc môn giúp tăng cường sức mạnh, vì thế tinh thần các em tràn đầy hưng phấn, tâm trạng vui vẻ, linh hoạt, tích cực phấn đấu, giành được tiến bộ rõ rệt trong học tập. Kết quả của cuộc thí nghiệm này được gọi là “hiệu ứng”, cũng là hiệu ứng của lòng tin và niềm hi vọng hay hiệu ứng của những ám thị tích cực.
“Nhu cầu hoạt động của trẻ nhỏ dường như mãnh liệt hơn nhiều so với nhu cầu ăn uống.”
Montessori
“Con cái là hình ảnh của cha mẹ. Để bồi dưỡng nên phẩm chất đạo đức cho con, cha mẹ phải thận trọng với hành vi của mình để luôn là một tấm gương mẫu mực. Những hành vi tốt hay hành vi xấu của con cái đều là kết quả của sự giáo dục và ảnh hưởng từ cha mẹ. Do đó, cha của tôi đã nói: Con cái là phiên bản của cha mẹ.”
Site Na