Thực hiện dạy chữ như một trò chơi. Việc quan trọng tiếp theo sau khi khơi dậy niềm hứng thú học chữ của con là làm thế nào để duy trì nó. Qua nghiêm khắc sẽ khiến cháu sợ hãi, chán nản, thậm chí là phản tác dụng: lấy những thẻ chữ tạo thành trò chơi sẽ xóa đi được tính đặc thù của việc học chữ, Vì vậy trong quá trình dạy cần phải nắm chắc điểm then chốt này.
Khi dạy chữ, đầu tiên phải tạo nên bầu không khí thoải mái, vui vẻ, người lớn cần thể hiện sự quan tâm và coi trọng, như vậy tâm trạng của trẻ sẽ rất phấn khích. Khi dạy cần phải kiên nhẫn và tôn trọng trẻ, để gây dựng nên niềm tin nơi trẻ. Ban đầu do trẻ còn nhỏ, sự chú ý rất dễ bị phân tán, nên việc phối hợp với các động tác rất quan trọng, ví dụ, vừa kiễng chân vừa nói “Ú, òa” rồi lập tức hỏi ngay khi cháu vừa ngước đầu lên: “Chữ này đọc là gì, cháu sẽ thuận miệng đọc ra. Hoặc là, khi dạy chữ cay, thì bịt mũi, há miệng nói: “Cay quá, con nếm thử đi”, hay dạy chữ thơm thì thơm cháu một cái, dạy chữ mèo thì bắt chước tiếng mèo kêu. Lâu dần, cháu sẽ Từ Minh làm được những động tác này. Khi dạy chữ bò, cháu vừa bò trên giường vừa cười như nắc nẻ, tôi cũng bò đằng sau cháu. Mỗi lần như vậy lòng tôi vui sướng đến mức chỉ muốn cắn vào bàn chân nhỏ của con! Chúng tôi chơi vui tới mức mệt nhoài, rồi hai mẹ con cũng hét to: “Bò, bò, bò”.
Khi dạy chữ, bạn cũng có thể thu nạp thêm vài “học sinh”, ví như bố cháu, các cháu hàng xóm, dùng phương pháp so sánh để kích thích hứng thú của cháu, bồi dưỡng chí tiến thủ và lòng tự tin cho cháu. Ví dụ, khi ôn bài cũ, có thể cùng lúc hỏi các công bố hoặc các bạn nhỏ khác: “Chữ này bạn có biết không?”, trả lời: “Không biết!” “Con gái, con hãy trả lời giúp bố có được không!” cháu sẽ lập tức trả lời, “Xem kìa, Thần Thần nhỏ như vậy mà đã biết rồi, tại sao anh không biết cơ chứ” “Bố ham chơi, từ này sẽ chăm chỉ học”.
Để cho cháu cầm thẻ chữ kiểm tra người lớn cũng là một biện pháp dạy chữ. Học sinh lớn cố ý đọc sai để cháu sửa, tuy nhiên không nên đọc sai hết, nếu không cháu sẽ cảm thấy người lớn không tôn trọng giáo viên nhí này, hoặc học sinh này kém quá, lười quá. Khi dạy học chữ mọi người cũng nên có tính tranh đọc: “Mẹ biết, mẹ biết” nhằm kích thích hứng thú đồng thời cũng rèn tính nhanh nhẹn cho cháu.
Khi cháu không hứng thú lắm, giấu thẻ chữ ở sau lưng, ví như dạy chữ để, sẽ nói: “Con không thích học, để con giận rỗi, không làm bạn của con nữa, để đi mất rồi”. Như thế khiến cháu phải đi tìm “để” khắp nơi, một lát sau tìm thấy, cháu sẽ rất vui mừng, lập tức đọc to lên vì sợ nó sẽ lại đi mất.