Thực hiện dạy chữ như một trò chơi (2)

Trong quá trình dạy chữ, nên khuyến khích cháu mạnh dạn dùng từ, như vậy không những làm phong phú vốn từ của cháu mà còn có thể giúp nhận biết mặt chữ, tăng cường trí nhớ cho cháu. Bên cạnh đó kết hợp khẩu ngữ và dạy chữ sẽ đem lại hiệu quả rất tốt. Khi Điền Thần tròn hai tuổi, một hôm cháu nói: “Mẹ ơi, mẹ bảo con cài khuy, nhưng kết quả là con không cãi được”. Tôi lập tức nhắc lại lỗi của cháu, sau khi khen ngợi cháu liền lấy hai chữ “kết quả” ra dạy cháu, cháu nhớ rất nhanh.

Tất cả những từ cháu lần đầu sử dụng tôi đều chú ý sử dụng lại trong một câu hoàn chỉnh. Sau này khi cho cháu xem chương trình “Những chữ để sai” phạt trên ti vi, tôi cũng không bỏ qua cơ hội để cháu học theo, cháu có thể đọc chuẩn xác một số cụm từ khó. Có lần cháu nói với tôi: “Bố bị con nói cứng họng”, tôi liền lập tức hỏi: “Thế nào là cứng họng?” cháu nói: “Thì là hết từ để nói”. Lại có một hôm, cháu với bố chơi trò trốn tìm, cháu vác gậy trên tay hùng hổ tìm bố, bố “sợ” quá vội khóa cửa nhốt cháu ở ngoài. Cháu kể với tôi: “Mẹ xem bố xấu đến mức độ này cơ”, tôi không nín được cười phá lên, viết hai chữ “mức độ” lên giấy dạy cháu, sau đó nói to: “Sao anh lại hư đến mức độ này!” làm như vậy cháu vừa biết dùng từ vừa biết chữ, lại tăng thêm hứng thú, Thần Thần vừa tròn ba tuổi đã biết dùng những từ như: “Hoa thật tươi”, “Đừng khách khí”, “Thật đáng tiếc”, “Bụi tuyết bay bay”, “Mưa như trút nước”, “Khiêm tốn”, “Khảo nghiệm”. Đương nhiên cũng có lúc cháu đúng sai, tôi liền lấy những từ cháu dùng sai viết vào trong câu để cháu tiện cho việc dùng, khiến cháu không cảm thấy là tôi đang sửa lỗi cho cháu và vẫn mạnh dạn dùng từ.

Trẻ dưới một tuổi bắt đầu học chữ sẽ khiến chúng có tình cảm được biết với chữ. Điền Thần vừa mới hai tuổi, nhìn thấy biển quảng cáo vui đến mức vỗ tay, đọc to những chữ trên đó. Có những lúc ngồi trên xe chạy nhanh, cháu vẫn đọc chuẩn xác những chữ ở trên đường. Có thể thấy cháu đọc chữ đã đến mức say mê, thái độ chăm chỉ học chữ đáng yêu này có lẽ không một đứa trẻ bằng tuổi nào có được, đó con là biểu hiện của “nhạy cảm biết chữ”.

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!