Dạy chữ cũng cần khiến trẻ này sinh “cảm giác thiếu thốn”. Chúng ba tuổi, Thần Thần đã biết khoảng hơn 2.000 chữ. Lúc này, cháu đã có thể đọc một số cuốn sách thiếu nhi, song tôi không với dạy cháu đọc mà chỉ đọc cho cháu nghe, thậm chí còn không đọc, vì thế cháu thường yêu cầu: “Mẹ dạy con đọc sách”. Làm như vậy, tôi đã tạo nên cảm giác thiếu thốn về mặt tinh thần cho cháu. Lúc đó, tôi lại nói với cháu: “Chỉ cần con biết nhiều từ thì con sẽ đọc được quyển sách này”. Cháu nghĩ người lớn tất nhiên cũng đọc sách như vậy, cho nên cứ cầm quyển sách đòi chỗ này đòi chỗ kia, điệu bộ vô cùng đáng yêu.
Còn nhỏ, có một lần ông ngoại không thể tiếp tục cứng rắn thêm được nữa, phá vỡ quy định “không dạy cháu đọc sách trước” của cả gia đình, âm thầm dạy cháu đọc truyện “Búp bê”. Vài ngày sau, cháu cũng học theo giống Sơn Đông của ông. Đọc truyện cho chúng tôi nghe, cháu đọc “không có” thành “hông có”, đọc “uống nước” thành “uông nước”. Tôi cố nhịn cười, song từ đó bắt đầu chính thức dạy cháu đọc sách, cháu đọc rất chăm chỉ, cẩn thận ghi nhớ.
Qủa thật cháu học rất nhanh, vừa nhìn đã nhớ, độ nhạy cảm của cháu vượt xa sức tưởng tượng của người lớn. Thần Thần tự đọc “Tuyển tập truyện cổ Andersen”, “Cô bé bán diêm”, trong đó có khoảng hơn 20 từ mới như Giáng sinh, bật, ưu buồn, đói khát… Tôi dạy cháu theo sách, đọc xong câu chuyện cũng là lúc cháu thuộc từ mới. Vài hôm sau, khi chúng tôi đi trên đường, cháu cứ đọc thuộc từng đoạn, từng đoạn một nhưng lại quên mất mấy câu cuối, thế là cháu kéo tôi chạy về nhà, mở cửa rồi lập tức cầm quyển truyện đó lên xem, một lúc sau cháu đọc thuộc từ đầu đến cuối. Thái độ học tập của cháu mới tích cực làm sao!