Dạy chữ cũng cần khiến trẻ này sinh “cảm giác thiếu thốn” (2)

Sau này cháu thuộc khá nhiều bài thơ cổ. Tôi thường cho cháu nghe thơ và những câu hay nhất trong bài trước, sau đó sẽ dạy theo yêu cầu của cháu, kết quả vô cùng lý tưởng. “Tì bà hành” là bài thơ cháu nhiều lần yêu cầu tôi dạy. Hai ngay sau khi tôi dạy xong chữ mới trong bài thơ, thấy cháu vẫn không đọc bài thơ, tôi liền trách mắng cháu, Ai ngờ cháu cười hi hi nói với mẹ: “Con đọc thuộc chữ mẹ nghe nhé” rồi cháu đọc thuộc làu làu. Tôi vô cùng kinh ngạc, vội vàng gọi bố cháu vào nghe, nhưng cứ khi nào căng thẳng là cháu lại quên mất. Cháu vội nói: “Bố mẹ ơi, bố mẹ ra ngoài đi ạ!”.

Chúng tôi nhòm qua khe cửa, thấy cháu cầm sách đọc to, mười phút sau chạy đến trước mắt chúng tôi, đọc thuộc lòng từ đầu đến cuối. Tôi nhìn thấy dáng vẻ đọc như “ăn sách” của cháu, một niềm xúc động bất giác trào dâng trong lòng, vội hỏi cháu có điều gì, cháu nói với tôi vẻ đầy bí mật: “Con xem trộm sách ở trên gác, sau đó mới xuống nhà đọc từng câu một, như thế sẽ thuộc thôi ạ”. Tôi lại hỏi: “Thế nhỡ con đọc nhầm các câu thì sao?” cháu tự tin trả lời: “Thế thì sẽ không thuận miệng mẹ ạ!”.

Một lần khác, cháu nhìn thấy bài văn được đăng trên báo “Cha mẹ cần phải đọc” giới thiệu một bạn nhỏ ở Mỹ mỗi lần thuộc 60 chữ Hán, cháu liền bắt tôi dạy cháu 60 chữ. Xuất phát từ tâm lý thử cháu, tôi liền dạy cháu so chữ, chỉ dạy một lần, cháu đã có thể nhớ nhết. Ngay hôm sau tôi hỏi lại, cháu chỉ quên bốn từ ít dùng. Qua đó, ta có thể thấy “cảm giác thiếu thốn” sẽ kích thích cháu học nhanh đến mức nào!

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!