Tinh Tinh học bơi và xem hoa sen

Bé học bơi

Tinh Tinh học bơi

Ngày mùng 10 tháng Chín năm 1986, khi mẹ cháu dạy cháu bơi, mẹ cháu mặc bộ đồ bơi màu trắng, cháu mặc một cái màu hồng, trong bể bơi, cháu nói một câu khiến ai nghe cũng cảm động: “Mẹ giống như một bông sen trắng, con giống một bông sen hồng”. Hôm sau, bà nội cháu đến chơi, tôi kể Tinh Tinh tự ví mình với sen hồng, và nói cháu giống hoa phù dung mọc lên từ nước, bà nội cháu nói: “Phù dung là phù dung, hoa sen là hoa sen chứ?” Tôi nói: “Hoa sen cũng được gọi là phù dung.” Bà nội cháu vẫn không tin, Tinh Tinh lập tức nói: “Đúng đấy ạ, hoa sen cũng có thể gọi là phù dung, bà không tin, để cháu tra tự điển cho bà xem ạ.” Vừa nói, cháu vừa cầm tự điển đến, sau khi tra cùng tôi, cháu đưa cho bà nội xem: “Bà xem đi ạ”. Tất cả chúng tôi đều cười vui vẻ.

Tháng Bảy năm 1986, tôi đưa cháu đến Miến Dương xem hoa sen, và nói cho cháu đặc tính của hoa sen và ngó sen, khoảng một tháng sau, cháu dể với cậu: “Hoa sen gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn, nếu như một nhóm các bạn nhỏ đang đánh nhau, trong đó có một bạn không tham gia, có thể nói là “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” được không ạ?” Có thể thấy, đặc tính của hoa sen đã ăn sâu vào tâm hồn bé nhỏ của cháu. Một buổi chiều tối, chúng tôi ra ngoài đi dạo, xa xa phía vệ đường có người đang đốt lá cây để hun muỗi, cháu bèn giục tôi: “Bà ngoại nhanh nhanh lên, phía trước khói bay cuồn cuộn.” Khi tôi vào vường hoa của Sở Thủy sản, nhìn thấy một ít cỏ dại trong vườn, cháu nói một cách tiếc nuối: “Ôi, tại sao vườn hoa đẹp như thế này lại để cỏ mục um tùm như vậy nhỉ?”

Tinh Tinh rất thích nghe kể chuyện

Sáng ngày mùng 10 tháng Mười năm 1986, chưa đến sáu giờ, Tinh Tinh đã tỉnh dậy và đòi tôi kể chuyện về vườn trẻ Thâm Quyến, kể mãi đến bảy giờ rưỡi, tôi nói: “Hai bà cháu mình làm cô tỉnh giấc rồi, hay cháu gọi cô dậy, ba chúng ta cùng tâm sự?” Tinh Tinh lập tức sửa lại: “Hai người mới gọi là tâm sự, ba người phải gọi là nói chuyện”.

Cháu xem “Tam quốc diễn nghĩa”, du lịch thành cổ Kinh Châu, sùng bái Gia Cát Lượng, thích phu nhân Mạnh Hoạch – Chúc Dung xinh đẹp, dũng cảm. Chúng tôi ở Kinh Châu nên thường kể cho cháu nghe “Tam quốc diễn nghĩa”. Đặc biệt là ông ngoại cháu, khi kể chuyện còn hát cả kế “thành công nhà trống” của Gia Cát Lượng, làm cháu càng thích hơn. Cháu nói: “Kinh kịch cũng có đôi chút giống kịch Hoàng Mai, cuối câu hơi kéo dài giọng.” Do vậy, cháu đọc ngấu nghiến một mạch hết cả bộ “Tam quốc diễn nghĩa” dành cho thiếu nhi gồm 48 cuốn. Xem sách xong, để tăng thêm sự hiểu biết của cháu về “Tam quốc diễn nghĩa”, hai ông bà lại cùng cháu lên lầu thành cửa Bắc Kinh Châu. Cháu hỏi chúng tôi: “Tư Mã Ý năm đó đến từ phương Bắc, bây giờ, đâu là phương Bắc ạ?” CHúng tôi chỉ phía Bắc cho cháu, cháu liền ngồi trên bệ cửa sổ hướng về Bắc của thành lầu, bắt chước dáng vuốt đàn, phẩy quạt của Gia Cát Lượng năm đó và cao giọng hát: “ Ta đứng trên thành lầu ngắm cảnh núi non, tiếng ồn ào vọng đến từ ngoài thành…” Cháu hát, ông hát, bà múa phụ hoa, nhiều khách du lịch trông thấy cảnh tượng đó cũng phải bật cười.

Hát xong kế “thành không nhà trống”, cháu muốn xuống xem bên ngoài thành: “Con muốn xem Tư Mã Ý  năm đó đã hạ lệnh cho ba quân – không cho phép vào thành ở đâu?” Chúng tôi lại đưa cháu ra ngoài thành, Tinh Tinh dường như lại nhập vào vai Tư Mã Ý, hát: “Ngồi trên ngựa truyền quân lệnh, ba quân lớn nhỏ hãy nghe rõ, kể nào to gan dám vào thành, sẽ bị chặt đầu không thương tiếc.

Một hôm, thấy cháu cầm cuốn “Đại chiến Xích Bích”, tôi buột mồm hỏi: “Tinh Tinh, con thích nhất nhân vật nào trong “Tam quốc diễn nghĩa”?” Cháu trả lời không chút do dự: “Gia Cát Lượng”. Tôi lại hỏi: “Không thích nhân vật nào nhất?” “Chu Du”, cháu cũng trả lời rất nhanh. Tôi lại hỏi: “Tại sao không thích Chu Du?” Cháu trả lời: “Chu Du thông minh nhưng lòng dạ hẹp hòi”. Một đứa bé mới hơn bốn tuổi đã có sự phán đoán chính xác về các nhân vật chính trong Tam quốc, tôi quá đỗi vui mừng. Tôi lại hỏi tiếp: “Tinh Tinh, con thích đọc Tam quốc như thế, con làm thử một bài thơ xem nào.” Cháu vui vẻ đồng ý: “Vâng ạ!” Cháu lập tức nghiêng nghiêng đầu, mắt đảo một vòng, xuất khẩu thành thơ: “Gia Cát Lượng thật thông minh, giúp được Chu Du trị bệnh tương tư, mượn thế ‘gió Đông đánh Tào Tháo’”.

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!