Trí tưởng tượng (1)

Tưởng tượng chính là khả năng sáng tạo ra hình tượng của những sự vật mới trong bộ não con người hoặc khả năng dựa vào ngôn ngữ để miêu tả và tưởng tượng ra khung cảnh của một sự vật nào đó của con người. Khả năng thứ nhất được gọi là tưởng tượng tái tạo. Các nhà khoa học tuy không nhìn thấy từ trường song có thể hình dung ra tác dụng của từ trường và vẽ ra đường đi của nó. Đây chính là tưởng tượng sáng tạo. Con người khi đọc tiểu thuyết, trong não bộ sẽ hiện lên hình tượng, giọng nói, diện mạo cùng nụ cười của các nhân vật trong đó, đây là tưởng tượng tái tạo.

Tưởng tượng là mẹ của sáng tạo và phát minh. Dù là sáng tạo văn học hay phát minh khoa học hoặc cải cách xã hội cho tới việc viết văn, diễn thuyết, biểu diễn… đều không thể tách rời khỏi trí tưởng tượng của con người. Nếu tách những điều này ra khỏi các giả thuyết khoa học thì con người không thể thực hiện được những việc đó.

Những sự vật hiện lên trong trí tưởng tượng của con người tuy không tồn tại trong hiện thực, song chúng cũng không phải từ trên trời rơi xuống mà là kết quả của quá trình tích lũy từ ngôn ngữ và cuộc sống. Khi những biểu tượng khác nhau đã được tích lũy nhiều trong não, con người sẽ có thể tái tạo hoặc sáng tạo ra những hình tượng mới, những sự vật mới. Ví dụ, trên thế giới không có rồng, vậy người Trung Quốc làm thế nào để sáng tạo ra nó? Từng cái râu, từng chiếc sừng, từng cái vảy và từng móng vuốt của rồng chẳng phải là kết quả của quá trình gia công trong não bộ những gì mà con người có thể nhìn thấy trong hiện thực cuộc sống như loài chim có thể bay, loài thú có sừng, loài cá vó vảy và loài rắn có thể bò trườn hay sao? Thậm chí, ngay cả đến việc tưởng tượng ra rồng có thể phun mưa, có thể dâng nước và hút nước cũng là sự liên hệ với những khả năng thần kỳ của rồng. Và cũng từ đó mà người Trung Quốc còn tưởng tượng ra những Long cung lộng lẫy dưới biển xanh sâu thẳm.

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!