Vậy, làm thế nào để khiến trẻ chơi say mê và vui vẻ? (1)

Làm gương cho trẻ: muốn trẻ thích làm bất kỳ một việc nào đó thì người giáo dục (tốt nhất là tất cả các thành viên trong gia đình cùng tham gia) phải tự mình làm trước và thực hiện nó một cách đầy hưng phấn (không được làm một cách giả tạo chỉ để cho trẻ trông thấy). Lâu dần, niềm say mê ấy của người lớn sẽ truyền sang trẻ, nhất định trẻ thích học, thích chơi và thích làm.

Bầu không khí: không khí gia đình cần phải nhẹ nhàng, vui vẻ, mọi người chuyên tâm và chăm chỉ làm việc, nói những lời dịu dàng, tinh tế. Nên xem ti vi trong một khoảng thời gian nhất định để mọi người tập trung thực hiện công việc của mình (ít nhất là hơn nửa tiếng).

Thói quen sinh hoạt: nghỉ ngơi hợp lý, kết hợp hài hòa giữa tĩnh và động. Cần phải định ra thời gian, địa điểm, vị trí và người thực hiện các hoạt động tĩnh. Bồi dưỡng trẻ bằng các hoạt động kết hợp vừa học vừa chơi, tới hoạt động nửa độc lập rồi độc lập hoàn toàn. Có lúc người lớn nên ngồi gần trẻ nhỏ vừa thực hiện công việc của mình vừa giảng giải cho trẻ.

Sự thú vị: các hoạt động chơi và học cần mang tính trực quan, tính biểu diễn và phải sinh động hấp dẫn. Nên kết thúc các hoạt động khi trẻ đang hào hứng và nói với trẻ lần sau sẽ tiếp tục, như vậy sẽ kéo dài hứng thú của trẻ đến những lần sau.

Cổ vũ trẻ: cần phải kịp thời cổ vũ, biểu dương các hoạt động của trẻ. Nên thường xuyên khen trẻ tiến bộ trước mặt người khác (tất nhiên không nên khen trước mặt những trẻ khác và cố ý để đứa trẻ được khen ngợi nghe thấy điều đó). Có lúc nên tặng trẻ những “bông hoa chăm ngoan” hay những phần thưởng khác để khích lệ chúng. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng không nên nhắc tới khiếm khuyết của trẻ trước mặt người khác nhằm tránh không để trẻ nảy sinh cảm giác tiêu cực buồn chán, càng không được trách mắng trẻ ngốc nghếch ngay trước mặt chúng.

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!