Vậy, làm thế nào để khiến trẻ chơi say mê và vui vẻ? (3)

Hướng dẫn trẻ: cần phải hướng dẫn trẻ cách chơi và học, không ra lệnh cho chúng phải thực hiện những việc mà chúng chưa có sự chuẩn bị đầy đủ về mặt tinh thần. Hướng dẫn chính là để kích thích động cơ của trẻ. Chúng ta nên nói với trẻ những câu như: “Hôm nay chúng ta chơi trò… được không?”, “Con học một chút?”, “Lần này con hãy cố gắng làm tốt hơn lần trước”, “Con học như thế này nhất định sẽ thành công”, “… đúng không?”

Ám thị: trong các hoạt động vui chơi của trẻ, chúng ta cần tích cực đưa ra các ám thị. Ví dụ, người lớn nên thường xuyên nói những câu như: “Trông thật là hay!”, “Thật thú vị biết bao!”, “À, nhớ rồi!”, “Tiến bộ mới nhanh làm sao!”, “Về sau sẽ còn học giỏi hơn nữa”… Tuyệt đối không nên sử dụng những hình thức ám thị tiêu cực như: “Mệt quá đi mất!”, “Không nhớ được, đúng không?”, “Thật chẳng tập trung chút nào!”, “Chậm ơi là chậm!”, “Con lại ngồi không yên rồi!”, “Sao mà ngu thế?”…

Nhẹ nhàng và thả lỏng: cần phải kết hợp hài hòa giữa học và chơi, nên bố trí thời gian vui chơi xen vào giữa thời gian hoạt động, hoặc cũng có thể yêu cầu trẻ làm một vài việc nhà, hoặc thưởng cho trẻ một chút hoa quả hoặc bánh kẹo để trẻ có thời gian thả lỏng cơ bắp và trí não, giữ được niềm hưng phấn và sự vui vẻ.

Thay đổi: có lúc người lớn cần nhanh chóng thay đổi các nội dung hoạt động của trẻ nhằm tránh gây nên cảm giác nhàm chán ở trẻ. Ví dụ, trong vòng một tiếng đồng hồ, dưới sự hướng dẫn của cha mẹ có thể cho trẻ chơi trò xếp gỗ, đọc thơ cổ, xem bản đồ, học ca múa, rồi ngắm tranh… Sự thay đổi liên tục như vậy cũng khiến những cảm nhận tinh thần của trẻ luôn được đổi mới, vì thế, chúng sẽ tập trung sự chú ý, thực hiện động tác mau lẹ, tình cảm dạt dào, nhờ đó đạt hiệu suất học tập cao, có tác dụng rất tốt trong việc cải thiện lối tư duy chậm chạp và hành động trì trệ của một số trẻ.

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!