Vitamin A

Vitamin A

Cấu trúc của retinol, dạng phổ biến nhất của vitamin A trong thực phẩm

Vitamin A là một chất dinh dưỡng thiết yếu cho con người. Nó không tồn tại dưới dạng một hợp chất duy nhất, mà dưới một vài dạng. Trong thực phẩm có nguồn gốc động vật, dạng chính của vitamin A là rượu là retinol, nhưng cũng có thể tồn tại dưới dạng andehyt là retinal, hay dạng acid là Acid retinoic. Các tiền chất của vitamin (tiền vitamin) tồn tại trong thực phẩm nguồn gốc thực vật gồm 3 loại là α,β,γ – caroten có trong một vài loài cây trong họ Hoa tán.

Tất cả các dạng vitamin A đều có vòng Beta-ionon và gắn vào nó là chuỗi isoprenoit. Cấu trúc này là thiết yếu cho độ hoạt động sinh hóa của vitamin.

  • Retinol, dạng động vật của vitamin A, có màu vàng, hòa tan trong dầu. Vitamin này cần thiết cho thị lực và phát triển xương.
  • Các retinoit khác, một lớp các hóa chất có liên quan về mặt hóa học tới vitamin A, được sử dụng trong y học.

TRONG BÀI NÀY

  1. Nguồn gốc
  2. Chỉ định và liều dùng
  3. Các nguồn
  4. Tác dụng của vitamin A trong cơ thể
  5. Cơ thể thiếu vitamin A
  6. Quá liều

1. Nguồn gốc

Quá trình phát hiện ra vitamin A có nguồn gốc từ nghiên cứu vào khoảng năm 1906, trong đó người ta chỉ ra rằng các yếu tố không phải các cacbohydrat, protein, chất béo cũng là cần thiết để giữ cho bò khỏe mạnh.

Vào năm 1917, một trong các chất này đã được Elmer McCollum tại Đại học Wisconsin-Madison và Lafayette Mendel cùng Thomas Osborne tại Đại học Yale phát hiện ra độc lập với nhau. Do “yếu tố hòa tan trong nước B” (Vitamin B) cũng mới được phát hiện ra gần khoảng thời gian đó, nên các nhà nghiên cứu chọn tên gọi “yếu tố hòa tan trong dầu A” (vitamin A).

2. Chỉ định và liều dùng

Vitamin A được chỉ định điều trị trong các bệnh: bệnh khô mắt, quáng gà, trẻ em chậm lớn, dễ mắc bệnh truyền nhiễm đường hô hấp, bệnh trứng cá, da tóc móng khô giòn, làm chóng lành vết thường vết bỏng.

1mg = 1000μg, 150μg = 500 UI

Giai đoạn RDA(AI *) μg/ngày Giới hạn trên
μg/ngày
Trẻ sơ sinh 0 – 6 tháng
7-12 tháng
400*
500*
600
600
Trẻ nhỏ 1 – 3 tuổi
4 – 8 tuổi
300
400
600
900
Nam giới 9 – 13 tuổi
14 – 18 tuổi
19 → 70 tuổi
600
900
900
1700
2800
3000
Nữ giới 9-13 tuổi
14-18 tuổi
19 → 70 tuổi
600
700
700
1700
2800
3000
Phụ nữ mang thai <19 tuổi
19 → 50 tuổi
750
770
2800
3000
Khi cho con bú <19 tuổi
19 → 50 tuổi
1200
1300
2800
3000

3. Các nguồn

Vitamin A được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm, nó tồn tại trong thực phẩm có nguồn gốc động vật dưới dạng ritenol, còn trong thực vật dưới dạng caroten (tiền viatamin A). Gan, lòng đỏ trứng, bơ, sữa, pho mát, rau muống, rau ngót, rau cải xanh, bí đỏ, cà rốt, xoài có chứa nhiều vitamin A. Mỗi loại dưới đây chứa ít nhất 0,15mg (tương đương với 150µg hay 500 IU) vitamin A hay beta caroten trên 1,75 – 7oz. (50 – 200g):

  • Dầu gan cá (30.000μg)
  • Gan (thịt bò, thịt lợn, cá) (6.500μg 722%)
  • Gan (gà) (3.296μg 366%)
  • Rau bồ công anh (5.588μg 112%)
  • Ớt xanh, đỏ (2.081μg 231%)
  • Khoai lang (961μg 107%)
  • Cà rốt (835μg 93%)
  • Bông cải xanh lá (800μg 89%) – Theo cơ sở dữ liệu của USDA, hoa con bông cải xanh có ít hơn nhiều.
  • Bơ (684μg 76%)
  • Cải xoăn (681μg 76%)
  • Rau bina (469μg 52%)
  • Bí đỏ (400μg 41%)
  • Pho mát (265μg 29%)
  • Dưa gang (169μg 19%)
  • Trứng (140μg 16%)
  • Mơ (96μg 11%)
  • Đu đủ (55μg 6%)
  • Cà chua (42μg 5%)
  • Xoài (38μg 4%)
  • Hạt đậu (38μg 4%)
  • Bông cải xanh hoa con (31μg 3%)
  • Sữa (28μg 3%)
  • Ớt chuông, màu xanh lá cây (18μg 2%)
  • Rong biển

1 IU tương đương là 0,3µg retinol , hoặc 0,6µg beta-carotene

Lưu ý: Các giá trị trong ngoặc là đương lượng retinol và phần trăm RDI trên 100g.

4. Tác dụng của vitamin A trong cơ thể

Vitamin A đóng một vai trò trong một loạt các chức năng trong cơ thể, chẳng hạn như:

  • Thị giác: Mắt được cấu tạo bởi các sắc tố có chứa vitamin A. Nó được hấp thụ bởi luồng thần kinh được vận chuyển nhờ dây thần kinh thị giác. Vì vậy sự có mặt của vitamin A là một phần không thể thiếu đối với việc đảm bảo thị giác của con người.
  • Các mô: Vitamin A kích thích quá trình phát triển của các biểu mô như mô sừng, ruột và các con đường hô hấp. Nó cũng ảnh hưởng đặc biệt đến da, kích thích sự liền sẹo và phòng ngừa các chứng bệnh của da như bệnh trứng cá.
  • Sự sinh trưởng: Do vai trò quan trọng trong sự phát triển tế bào của con người, nên vitamin A là yếu tố không thể thiếu đối với sự phát triển của phôi thai và trẻ em. Vitamin A còn có vai trò đối với sự phát triển của xương, thiếu vitamin A làm xương mềm và mảnh hơn bình thường, quá trình vôi hoá bị rối loạn.
  • Hệ thống miễn dịch: Do các hoạt động đặc hiệu lên các tế bào của cơ thể, vitamin A tham gia tích cực vào sức chống chịu bệnh tật của con người.
  • Chống lão hoá: Vitamin A kéo dài quá trình lão hoá do làm ngăn chặn sự phát triển của các gốc tự do.
  • Chống ung thư: Hoạt động kìm hãm của nó với các gốc tự do cũng dẫn đến ngăn chặn được một số bệnh ung thư.

Trong cơ thể vitamin A tham gia vào hoạt động thị giác, giữ gìn chức phận của tế bào biểu mô trụ. Trong máu vitamin A dưới dạng retinol sẽ chuyển thành retinal. Trong bóng tối, retinal kết hợp với opsin (là một protein) để cho rhodopsin là sắc tố nhạy cảm với ánh sáng ở võng mạc mắt, giúp võng mạc nhận được các hình ảnh trong điều kiện thiếu ánh sáng. Sau đó, khi ra sáng rhodopsin lại bị phân huỷ cho opsin và trans-retinal, rồi trans-retinal vào máu để cho trở lại cis-retinol.
Vitamin A mà chủ yếu là acid retinoic còn là chất cần thiết cho hoạt động của biểu mô, làm bài tiết chất nhày và ức chế sự sừng hóa.

5. Cơ thể thiếu vitamin A

Một trong những biểu thị đầu tiên của thiếu hụt vitamin A là thị lực suy giảm, cụ thể là suy giảm nhẹ thị lực gọi là quáng gà (khả năng nhìn giảm mạnh khi độ chiếu sáng thấp). Thiếu hụt liên tục sẽ sinh ra một loạt các thay đổi, có tính chất hủy hoại nhiều nhất diễn ra ở mắt. Các thay đổi về thị giác được gọi chung là bệnh khô mắt. Đầu tiên là sự khô đi của màng kết do biểu mô của tuyến tiết nước mắt và nước nhầy bị thay thế bằng biểu mô keratin hóa. Tiếp theo là sự tích tụ các mảnh vụn keratin thành các mảng trong mờ nhỏ (đốm Bitot) và cuối cùng là sự ăn mòn bề mặt màng sừng thô ráp với sự thoái hóa và phá hủy của giác mạc (keratomalacia) và mù toàn phần.

Các thay đổi khác còn có suy giảm miễn dịch, giảm chiều dày lớp vảy ở da (các bướu nhỏ màu trắng ở nang tóc), bệnh da gà (Keratosis pilaris) và squamous metaplasia của biểu mô ở bề mặt của lối vào phía trên của hệ hô hấp và bàng quang, với lớp biểu mô bị keratin hóa.

6. Quá liều

Do vitamin A hòa tan trong chất béo, việc thải lượng dư thừa đã hấp thụ vào từ ăn uống là khó khăn hơn so với các vitamin hòa tan trong nước như các vitamin B và C (các vitamin tan trong nước khi dư thừa thì được cơ thể tự đào thải qua bài tiết hoặc tiêu hoá). Do vậy, quá liều có thể dẫn tới ngộ độc vitamin A. Nó có thể gây buồn nôn, vàng da, dị ứng, chứng biếng ăn, nôn mửa, nhìn mờ, đau đầu, tổn thương cơ và bụng, uể oải và thay đổi tính tình.

Ngộ độc cấp tính nói chung xảy ra ở liều 25.000 IU/kg, và ngộ độc kinh niên diễn ra ở 4.000 IU/kg mỗi ngày trong thời gian 6 – 15 tháng. Tuy nhiên, ngộ độc ở gan có thể diễn ra ở các mức thấp tới 15.000 IU/ngày tới 1,4 triệu IU/ngày, với liều gây ngộ độc trung bình ngày là 120.000 IU/ngày. Ở những người có chức năng thận suy giảm thì 4.000 IU cũng có thể gây ra các tổn thương đáng kể. Việc uống nhiều rượu cũng có thể làm gia tăng độc tính.

Trong các trường hợp kinh niên, rụng tóc, khô màng nhầy, sốt, mất ngủ, mệt mỏi, giảm cân, gãy xương, thiếu máu và tiêu chảy có thể là các triệu chứng hàng đầu gắn liền với ngộ độc ít nghiêm trọng.

Các triệu chứng ngộ độc nói trên chỉ xảy ra với dạng tạo thành trước (retinoit) của vitamin A (chẳng hạn từ gan), còn các dạng caretonoit (như beta caroten trong cà rốt) không gây ra các triệu chứng như vậy.

Một nghiên cứu gần đây chỉ ra mối tương quan giữa tỷ trọng khoáng chất thấp của xương với lượng hấp thụ vitamin A cao.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!