Hai năm đi nhà trẻ, ngoài việc làm phong phú thêm vốn kiến thức của cháu, chúng tôi còn bồi dưỡng cho cháu tình yêu tập thể, yêu lao động cùng thói quen giữ vệ sinh. Mỗi tối chúng tôi đều đánh giá biểu hiện trong ngày của cháu theo ba phương diện lễ phép, học tập, vệ sinh, và thảo luận xem nên tặng cháu cờ đỏ (biểu hiện tốt) hay là cờ xanh (biểu hiện không tốt) để giúp cháu tiến bộ. Với sự phối hợp chặt chẽ của nhà trường, cháu đã trở thành học sinh ưu tú của lớp, tính tự tôn, lòng hiếu kì của cháu rất lớn, việc gì cháu cũng phải dẫn đầu, không chỉ tự quản lý mình, mà còn thích quản các bạn nhỏ khác, nên cháu được các cô giáo rất quý mến.
Vào năm 1990, sau ngày sinh nhật tròn hai tuổi, con trai tôi cũng đi Mỹ. Chúng tôi thường xuyên đem ảnh của bố mẹ cháu gửi về cho cháu xem, để tăng thêm tình cảm cho cháu. Con dâu nhớ con gái nên thường xuyên gọi điện nói chuyện với cháu, cháu rất thích nghe điện thoại, còn hát cho mẹ nghe: “Trên đời này chỉ có một mẹ thôi…”, đọc thơi “Đất lạ đơn côi làm khách lạ”, khiến cho con dâu khóc không thành tiếng trong điện thoại, không thể nói chuyện được tiếp. Có lần xem ti vi, cháu nói: “Cái cô trên ti vi rất giống mẹ con, nhưng lại có điểm không giống”. Tôi nhìn lên ti vi quả đúng như vậy, ngôn ngữ của cháu thật đáng yêu.
Sau này, lâu dần tình cảm của cháu đối với bố mẹ ngày càng phai nhạt dần, bố mẹ gọi về muốn nói chuyện với nhau, nhưng cháu nói: “Bà ơi, con không có gì để nói với bố mẹ đâu ạ!” Có lúc cháu còn giả vờ đau vụng để không phải nghe điện thoại. Chúng tôi sợ cháu xa bố mẹ lâu quá, e rằng sẽ tạp ra vách ngăn về mặt tình cảm trong suốt cuộc đời cháu nên tôi quyết định đưa cháu sang Mỹ. Chúng tôi hỏi ý kiến cháu, cháu không đồng ý với lý do là nếu bố mẹ không thích cháu, cháu làm thế nào? Bố mẹ đánh cháu thì cháu làm thế nào? Vì thế, hàng ngày tôi phải nói với cháu : “Bố mẹ con ở mỹ đang gọi to tên con đấy, Viên Nguyên à, chỉ có điều ở xa quá nên bà và con không nghe thấy, bố mẹ nhớ con đến nỗi ngày nào cũng khóc.” Có hôm cháu nói là tai cháu ngứa, tôi bảo đó là ví bố mẹ đang gọi tên cháu, nghe vậy cháu rất vui. Nhưng một lúc sau tai không ngứa nữa, cháu hỏi: “Tại sao bố mẹ không nhớ con nữa?” Tôi nói: “Tai của bà nội ngứa lắm, bố mẹ con đang trách bà là tại sao không đưa con sang Mỹ?” Cuối cùng, cháu đã đồng ý sang Mỹ cũng với năm giảng viên đại học không quen biết. Dưới đây là đoạn đối thoại hết sức thú vị giữa cháu và cậu em họ (cháu ngoại tôi). Cháu nói: “Sơn Sơn ơi, chị đi rồi không thể chơi cùng em nữa, em chơi với anh Lâm Lâm nhé!” Sơn Sơn hỏi: “Chị đi đâu thế?” cháu trả lời: “Chị đi Mỹ”. Sơn Sơn hỏi: “Chị sang đó làm gì?” Viên Nguyên: “Chị tìm bố và mẹ chị.” Sơn Sơn hỏi: “Chị tìm bố mẹ để làm gì?”, trả lời: “Vì bố mẹ nhớ chị!”, hỏi: “Tại sao họ nhớ chị?”, trả lời: “Vì chị là do bố mẹ sinh ra!” Thật tiếc là lúc đó tôi không kịp ghi âm lại cuộc nói chuyện rất thú vị này.
Trên tàu, có người hỏi cháu: “Cháu đi đâu đấy?” Cháu trả lời: “Cháu sang Mỹ tìm bố mẹ ạ!” Người ta lại hỏi đi thế nào? Cháu trả lời: “Dạ, cháu bay từ Quảng Châu sang Hồng Koong, ở lại đó một đêm, sau đó tiếp tục bay đến Tokyo – Nhật Bản, sau khi máy bay tiếp thêm nhiên liệu sẽ tiếp tục bay sang New York – Mỹ. Bố mẹ cháu đang đợi cháu ở sân bay với những quả bóng bay to, sau đó cả nhà sẽ đi ô tô về nhà.” Câu trả lời này được chúng tôi dạy trước khi đi, cháu đã “ghi âm” lại, không bỏ sót một chi tiết nhỏ.