Phương pháp giáo dục kết hợp giữa băng đĩa hát và ngôn ngữ

Phương pháp giáo dục kết hợp giữa băng đĩa hát và ngôn ngữ trực tiếp đã khiến cô cháu nội tôi có nhiều sự thay đổi tích cực. Một hôm, cô cháu nội sáu tháng tuổi mới nhú răng sữa và chỉ phát âm được “A”, “Chà”, “Ô”, bỗng hét tướng lên “Ông” nghe rất rõ ràng. Lúc đó cả tôi, ông nội cháu và con dâu đều nghe thấy, chúng tôi vui mừng khôn xiết, đặc biệt là ông nội, vì tiếng đầu tiên cháu gọi là tiếng “ông”.

Khi tiết trời ấm áp trở lại, ra ngoài chơi đã trở thành một nơi lý tưởng để cháu nội tôi học chữ. Trong sân có một tấm biểng giao thông ghi “5 km”, mỗi lần đưa cháu nội qua đường, tôi dều đọc dòng chữ này một lần cho cháu nghe. Bất kể chỗ nào có những chữ to và dễ nhìn thậm chí cả những chữ như “Hố nước bẩn”  ghi trên nắp hố ga tôi cũng dừng lại đọc. Ở nhà, chúng tôi cũng không bao giờ bỏ lỡ có hội dạy cháu học chữ, ví dụ đọc cho cháu nghe dòng chữ “Bánh trung thu” được ghi trên vỏ hộp đựng đồ điểm tâm. Có khi chúng tôi xem báo, cháu lại đòi, chúng tôi cũng nhận cơ hội đó để đọc cho cháu nghe những dòng chữ lớn như “Nhật báo Trường Giang”, “Nhật báo Khoa học Kỹ thuật”.

Chiếc xe tập đi mà cháu hay ngồi có dán nhãn mác nhà sản xuất “Đại Kiều”, mỗi lần cháu ngồi, chúng tôi đều dạy cháu đọc hai chữ này. Những hộp giấy có các dòng chữ như “Vitamin dành cho trẻ nhỏ”, “thuốc hạ huyết áp”… đều trở thành đồ chơi của cháu và cũng là giáo cụ dạy học của chúng tôi. Khi được tám tháng rưỡi, cháu đã biết phát âm chuẩn xác gần 100 từ đơn như: thò, duỗi, a, do, điền, công, phút, đất, công, vương, chủ, đấu, phiếu, bắc, ngoan, ngồi, trong, đen… Từ đa âm tiết cháy không đọc được, để chứng minh là cháu đã thuộc chữ chúng tôi xếp lẫn các loại báo lại với nhau, yêu cầu cháu lấy ra tờ Nhật báo Trường Giang và kết quả là cháu đã làm được. Bế cháu vào phòng đọc, tôi hỏi cháu những sách bày trên giá như “IBM”, “IDEFL”, “Bách khoa dạy trẻ”, “Từ điển Anh – Trung mới”, “Hiện đại hóa quốc phòng”… cháu đều chỉ chính xác. Có được những kết quả trên là nhờ phương pháp dạy học “dạy cách có ý thức, học trong vô thức”. Sau khi thông tin một bé gái chưa tròn một tuổi đã có thể nhận biết được gần 100 chữ Hán được truyền đi, những người hoài nghi đã tìm đến thử kiểm tra cháu và công nhận đó là sự thật. Nhưng phần lớn chỉ thừa nhận cháu là một thiên tài, thần đồng, chứ không thừa nhận đó là kết quả của việc giáo dục sớm cho trẻ.

Thời gian thấm thoắt trôi qua, mùa xuân năm 1989, bạn bè thân đến nhà chúc tết với mục đích chính là được chứng kiến tận mắt cháu nội tôi thể hiện khả năng nhận biết mặt chữ của mình. Cháu trổ tài hết tài năng khiến tất cả mọi người đều ngạc nhiên. Trong một năm đó, ngoài việc dạy cháu nhận mặt chữ, vấn đề quan trọng trong việc dạy cháu là rèn luyện ngôn ngữ và khả năng biểu đạt. Khi nói chuyện với cháu, chúng tôi cố gắng tránh nói những câu thừa, những câu không hay và cả tiếng lóng. Cháu nội tôi có một môi trường thuận lợi để học ngôn ngữ, vì vậy cháu tiến bộ rất nhanh. Khi được 14 tháng, cháu đã có thể nói tiếng phố thông khá lưu loát. Có lần, tôi đưa cháu ra sân tập, do không cẩn nên suýt vấp ngã, cháu liền kêu lên “Nguy hiểm quá” làm những người lớn xung quanh đó đều cảm thấy rất kì lạ. Bởi lẽ, họ đều nghĩ rằng đó không phải là câu nói của một cô bé đang trong độ tuổi tập đi.

Để bảo đảm cho con dâu có thời gian học tập và nghỉ ngơi hợp lý, cháu nội thường xuyên ngủ cùng chúng tôi. Một hôm, vào lúc đêm khuya, tôi xi cháu vệ sinh, cháu chống đối, tôi nói với cháu, con ngoan nào, con đi vệ sinh xong bà nội sẽ đọc thơ cho con nghe, và cháu đã ngoan ngoãn vâng lời. Tối đó, cũng đúng vào hôm trăng sáng, hơn nữa ánh trăng vằng vặc chiếu vào tận đầu giường, tôi tức cảnh sinh tình đọc bài thơ “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” của nhà thơ Lý Bạch: “Đầu giường ánh trăng rọi, ngỡ mặt đất phủ sương, ngẩng đầu nhìn trăng sáng, cúi đầu nhớ cố hương”. Sau khi đọc một lần cháu không chịu bắt tôi phải đọc đi đọc lại. Tôi đọc khoảng 6-7 lần cháu mới ngủ say. Ngay hôm sau, tôi kể khổ với con dâu: “Con gái con cũng biết bắt tội người khác đấy, buổi đêm đi vệ sinh còn bắt bà đọc thơ”. Con dâu thấy vậy nói: “Cháu nó thuộc rồi đấy bà ạ” và yêu cầu Viên Nguyên đọc lại cho bà nghe không bỏ sót một chữ. Phát hiện ngẫu nhiên này khiến cả nhà tôi rất đỗi vui mừng. Kể từ hôm đó, chúng tôi đã bổ dung thêm giáo trình thơ từ và bát hát thiếu nhi để dạy cháu. Khi đó cháu nội tôi mới 16 tháng tuổi.

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!