Mở rộng kiến thức cho bé ngay cả trong lúc chơi đùa

Mùa hè năm 1989, con dâu phải sang Mỹ học, cô con gái chưa được tuổi rưỡi đành giao cho hai ông bà già chúng tôi chăm sóc. Vấn đề ăn uống của cháu khá đơn giản, chỉ cần bảo đảm dinh dưỡng; quần áo đồ chơi cũng không yêu cầu phải là đồ xịn, chỉ cần giản dị, sạch sẽ, đặc biệt là phải có lợi cho sự phát triển trí tuệ và năng lực của cháu. Tất cả thời gian chúng tôi tập trung vào việc dạy cháu học, phương pháp cụ thể phải linh hoạt đa dạng, không cứng nhắc, gượng ép. Giáo trình là tất cả những sự vật xung quanh, truyền thụ kiến thức cho cháu một cách tự nhiên. Ví dụ như ông bà cùng cháu chơi ở ngoài, nhìn thấy kiến, ốc sên, nhện… hay các loài hoa cỏ, tôi vừa chỉ cho cháu nhìn những sự vật thật hiện hữu, vừa dùng một viên đá nhỏ làm phấn, dạy cháu học chữ ngay trên đường. Tính hiếu kì đã giúp cháu tập trung cao độ. Mỗi lần học 1-2 tên của một loài động vật hay thực vật, cháu đều nhớ được, sau đó về nhà viết lên trên tấm bảng để dạy cháu thêm mấy lần nữa. Cứ như vậy, chúng tôi vừa chơi vừa học, tích lũy hàng ngày, không chỉ biết được tên của rất nhiều loài động thực vật, mà còn biết về tập tính của chúng. Ví dụ, côn trùng có hai loại, loài có ích và loài có hại, thực vật có hoa cỏ và cây cối… Cháu rất thích phương pháp dạy và học này.

Ngoài ra, tôi còn căn cứ vào tâm lý thích nghe chuyện của cháu, nhìn thấy nhện tôi sẽ kể cho cháu nghe chuyện nhện giăng tơ bắt côn trùng, mục đích chính là để kiếm mồi, nhưng lại có thể tiêu diệt một số loài côn trùng có hạu. Nhìn thấy kiến kết thành đàn, tôi liền kể cho cháu nghe về sức mạnh đoàn kết của kiến, và dạy cháu ca bài hát thiếu nhi: “Một con kiến nhỏ ở trong túi, nhìn thấy một hạt đậu, cố hết sức để chuyển hạt đậu nhưng không chuyển được, lo lắng nhưng chỉ biết lắc đầu. Con kiến nhỏ suy nghĩ một hồi, tìm ra một cách thật hay. Nó bèn quay lại tổ gọi thêm bạn kiến đến, cùng nhau chuyển hạt đậu về nhà.” Phương pháp dạy học này có thể mượn vật để nói đến người. Một hôm, gặp người quen trên đường, tôi dạy cháu chào “Cháu chào cô bành ạ!” Khi cô Bành vừa đi khuất tôi liền dùng hòn sỏi trên đường để viết từ “Cô Bành” xuống đất dạy cháu học, về nhà lại kiểm tra để củng cố kiến thức cho cháu. Dạy thơ, dạy từ cũng như vậy. Nhìn thấy công nhân đang xây nhà, tôi dạy cháu “Đào hết đất trước cửa, trên nhà không thấy một viên gạch, 10 ngón tay không dính xi măng, nhưng ngôi nhà vẫn cao cao mãi”, về nhà lại cho cháu đọc sách. Với  những bài thơ hay bài hát thiếu nhi, chúng tôi đều để cháu học thuộc trước sau đó mới đọc sách. Đêm 30 Tết, pháo nổ giòn giã, nhân cơ hội này chúng tôi dạy cháu bài thơ: “Hết một năm rồi, tiếng pháo đưa; Gió xuân thổi ấm chén đồ tô; Ngàn cửa muôn nhà vừa rạng sáng, Đều đem đào mới đổi bùa xưa.” Nhưng hôm trời mưa, tôi thường dẫn cháu ra ban công và dạy câu đố như “nghìn sợi tơ, vạn sợi tơ, lặn mất tăm khi rơi xuống nước.” Mỗi lần rửa tay, hai bà cháu cùng hát: “Em có đôi bàn tay nhỏ xinh, một tay trái, một tay phải cùng với 10 ngón tay thật xinh”. Rửa tay xong, tôi còn yêu cầu cháu đếm ngón tay của mình để tăng cường khái niệm về con số cho cháu.

Hằng ngày, chúng tôi còn cố gắng để mở rộng kiến thức cho cháu ngay cả trong lúc chơi đùa. Ví dụ, khi ăn táo sẽ nói cho cháu biết, trước tiên đưa táo vào trong miệng, rồi dùng răng và lưỡi trộn đều, sau đó tiêu hóa sẽ biến thành phần, và đi ra ngoài theo đường hậu môn, còn nước thì thông qua thận đến bàng quang, rồi ra ngoài theo đường niệu đạo. Vừa giảng tôi vừa dùng tay chỉ những bộ phận có liên quan đến nội tạng trên cơ thể cháu, cố ý cù cháu cười khanh khách để giúp cháu nhớ lâu hơn. Có lần, sau khi chơi xong, mặc dù rất mệt, nhưng tôi nói với cháu: “Viên Nguyên, con đã là một cô gái một tuổi rưỡi rồi đấy, không được giận dữ vô lối nữa nhé” làm cháu cười vang. Qua đó, tôi lại nghiệm thấy rằng, trẻ con giống như một cái đài thu thanh, tuy bộ óc của trẻ vẫn chưa phát triển hoàn toàn nhưng lại là một kho ghi nhớ dữ liệu rất lớn. Khi Viên Nguyên được một tuổi tám tháng, chúng tôi gửi cháu vào vườn trẻ của bệnh viện Đồng Nhân Đường. Lúc đó, cháu đã thuộc “100 bài thơ Đường dành cho trẻ em”, và hơn 20 cuốn sách dành cho thiếu  nhi, cháu còn biết 26 chữ cái tiếng Anh và một lượng nhỏ từ đơn tiếng Anh, biết hết các địa danh xuất hiện trong chương trình “Dự báo thời tiết”, thậm chí cháu còn đọc nhanh hơn cả phát thanh viên. Vì bộ óc trẻ giống như một kho dữ liệu nên kiến thức dạy trẻ càng rộng càng tốt, phương pháp giảng dạy phải tùy cơ ứng biến, thái độ phải hòa nhã, thân thiết, tránh quát mắng, nổi nóng với trẻ. Khi trẻ chán học, phải laaoj tức kết thúc hoạt động học tập; người không được trút giận lên đầu trẻ, để đảm bảo trẻ có một môi trường học tập tốt và một không khí vi vẻ. Nhằm củng cố những kiến thức mà trẻ đã học, chúng ta phải gợi ý cho trẻ nhớ lại, liên tưởng và vận dụng trong cuộc sống hàng ngày. Ví dụ, có lần cháu ngoại đến nhà chơi, khóc lóc, kêu gào. Tôi nói với cháu: “Khóc trông xấu lắm, nước mắt rơi lã chã, biến thành em bé có râu, có đúng không Nguyên Nguyên?” Cháu nội nghe vậy liền phản bác: “Bà nội nói không đúng, em không phải là kẻ xấu, em không có râu.” Tôi lập tức hỏi lại cháu, vậy em giống cái gì? Chúa trả lời: “Giống như cành lê hoa trĩu hạt mưa xuân đầm.” Câu thơ này trong bài thơ Đường thường ngày cháu học.

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!