Phương pháp là nhân tố quan trọng và lòng tin, sự kiên nhẫn là điều kiện tiền đề

Phương pháp giáo dục sớm

Phương pháp là nhân tố quan trọng

Chúng tôi thực hiện việc giáo dục sớm cho Thiên Nhất dựa trên cơ sở lý luận của “Phương án 0 tuổi” kết hợp với đặc điểm của cháu, luôn học tập, áp dụng vào thực tiễn. Một là, tuân theo nguyên tắc dễ trước phức tạp sau, từ dễ đến khó. Ví dụ, khi làm toán, bước đầu tiên là học đếm, đi đến đâu, đếm đến đó; thấy cái gì, đếm cái đó, sau đó học phân biệt nhiều – ít, tìm hiểu ý nghĩa của con số. Bước thứ hau là hiểu khái niệm cộng, trừ, nhân, chia. Bắt đầu học từ 1+1, khi được ba tuổi cháu có thể tự làm phép tính hỗn hợp gồm bốn phép tính trong phạm vi 10. Ví dụ: 4+5-3×2 = ? Chúa biết đầu tiên phải làm phép tính 3×2 = 6, sau đó làm phép tính 4+5 = 9, cuối cùng làm phép tính 9-6 = 3. Chúng tôi kiên trì nhẫn nại vừa gợi ý vừa hướng dẫn cho cháu. Một hôm, Thiên Nhất mặc một chiếc váy màu xanh lá cây rất đáng yêu, cháu rất thích thú, tôi liền hỏi cháu: ‘Chiếc váy con mặc màu gì?” Cháu trả lời không chút do dự: “Màu xanh lá cây ạ”. “Vậy con thử xem còn cái gì màu xanh lá cây?” Cháu nhìn xung quanh và nói: “Bức tường ạ”. Tôi lại hỏi tiếp: “Còn gì nữa?” Cháu nhìn ra ngoài cửa sổ và nhanh nhảu trả lời: “Cây cũng màu xanh ạ”, tôi vui mừng nói: “Thiên Nhất rất thông minh và còn biết suy luận nữa.” Sau đó, tôi lại hỏi: “Con còn biết vật nào màu xanh nữa không?” Cháu nghĩ một hồi rồi lắc đầu. Tôi liền gợi ý: “Khi chúng ta ra đường chơi, đến ngã tư, con đã nói gì nhỉ?” Thiên Nhất liền nói ngay “Đèn đỏ dừng lại, đèn xanh đi tiếp”. Như vậy, vừa rèn luyện tư duy, cháu cảm thấy rất hứng thú, chúng tôi cũng thấy vui mừng. Chúng có lúc, Thiên Nhất không tự suy nghĩ mà trả lời tùy tiện, nhưng chúng tôi không vội vàng trách cháu, mà kiên nhẫn giải thích, thuyết phục cháu. Chúng tôi còn dạy cháu từ việc liên hệ với cuộc sống hàng ngày. Khi làm thịt cá, chúng tôi gọi cháu lại, nói với cháu: “Đây là cá, là động vật ở dưới nước. Đây là đầu cá, đây là mang cá, đây là vây cá, đây là bụng cá, còn đây là đuôi cá”. Tôi viết những chữ đó lên bảng, đối chiếu từng chữ một dạy cháu. Ngay cả khi đi trên đường, chúng tôi cũng không quên nói với cháu những biểu ngữ, biển quảng cáo trước mặt. Khi cháu chơi với các bạn, chúng tôi dùng phấn đỏ viết tên của các bạn cháu dưới đất, để cháu ghi nhớ. Chúng tôi kiên trì dạy cháu học trong lúc chơi, học trong các trò chơi, trong cuộc sống hàng ngày. Làm như vậy giúp cháu không bị áp lực và chán nản, thậm chí còn cảm thấy việc học rất vui vẻ và ý nghĩa. Chúng tôi cũng rất chú ý kết hợp giữa học và chơi, học trong nhà và học ở ngoài, dạy và luyện, nghiêm khắc và khoan dung, giữ cho cháu cân bằng về trí tuệ, thể lực và khả năng chịu đựng, giúp ích cho việc ăn uống, tiêu hóa của cháu, bảo đảm trí tuệ, thể lực và tình cảm lúc nào cũng trong trạng thái tốt nhất.

Những tiến bộ và trưởng thành của Thiên Nhất cũng giống như bao bạn nhỏ khác khi học nói, cứ nhẹ nhàng, tự nhiên mà tích lũy được rất nhiều tri thức và đạo lý.

Lòng tin, sự kiên nhẫn là điều kiện tiền đề

Nuôi dạy con cái trước hết cần phải có niềm tin, vì đó là động lực chính của bạn. Tôi tin rằng, giáo dục sớm cho trẻ là một môn khoa học, là một công trình có hệ thống, là sự mở đường và bổ sung cho giáo dục truyền thống, chắc chắn sẽ được xã hội và những người có tri thức khẳng định. Hơn nữa, giáo dục con cái là trách nhiệm không thể chối bỏ của mỗi bậc làm cha làm mẹ, chúng ta nên đứng trên lợi ích nâng cao tố chất của toàn dân tộc mà gánh vác trách nhiệm vĩ đại và thiêng liêng này.Chúng ta có cảm nhận chỉ cần kiên trì và thực hiện chính xác phương pháp giáo dục sớm, mỗi trẻ sơ sinh đều có thể trở thành “thần đồng”. Lần đầu tiên tiếp xúc với “Phương án 0 tuổi”, chúng tôi đã rất tự tin cho rằng những đứa trẻ khác có thể làm được thì con mình chắc chắn cũng làm được, sẽ không hề thua kém các bạn khác. Ngoài ra, sự kiên nhẫn của phụ huynh cũng hết sức quan trọng, đặc biệt là người mẹ. Bạn không thể bỏ cuộc, mất lòng tin khi trẻ có những phản ứng không tốt về mặt tinh thần, càng không thể làm tổn thương đến lòng tự trọng của trẻ. Khó khăn là điều không tránh khỏi, chặng đường trưởng thành của một đứa trẻ cũng không thể lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió. Tôi nghĩ, khi trẻ gặp khó khăn, chúng ta phải giúp trẻ tìm ra nguyên nhân để khuyến khích xây dựng niềm tim và dũng khí cho trẻ. Đặc biệt chúng ra phải tìm các nguyên nhân chủ quan, nhất là ở khía cạnh phương pháp và thái độ. Có lúc thay đổi một chút thời gian, phương pháp và nội dung dạy trẻ, tình hình sẽ khác hẳn. Chúng tôi đã tiến hành giáo dục sớm cho Thiên Nhất bằng tất cả nhiệt huyết, niềm tin, kiên trì và thái độ nghiêm túc.

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!