Không thể xem nhẹ sự ảnh hưởng của môi trường và phát triển toàn diện là mục tiêu cơ bản

mục tiêu cơ bản của phương án 0 tuổi

Không thể xem nhẹ sự ảnh hưởng của môi trường

Bố mẹ có ảnh hưởng sớm nhất, nhiều nhất và sâu sắc nhất tới trẻ. Có thể nói, phẩm chất, tu dưỡng, trình độ văn hóa, tính cách của cha mẹ lúc nào cũng ảnh hưởng đến những bước tiến của trẻ. Vợ chồng tôi quen nhau qua sự giới thiệu của bạn bè, có thể nói tình yêu của chúng tôi theo kiểu “tiếng sét ái tình”, tôi thích tính thật thà, cương nghị, chính trực và cầu tiến nơi anh, anh thích nét đẹp dịu dàng và hiểu biết của tôi. Chúng tôi đã kết hôn được bốn năm, khi ở bên nhau tình cảm lúc nào cũng nồng thắm, khi phải xa nhau, mỗi ngày một bức thư, trước mặt con cái chúng tôi luôn là tấm gương về hành vi, lời nói chuẩn mực. Vợ chồng tôi kính trọng, thương yêu, giúp đỡ, học tập lẫn nhau, thông cảm cho nhau. Chúng tôi chăm chỉ, kiên trì, có chí tiến thủ, phấn đấu cho mục tiêu của mình, kính già yêu trẻ, giúp đỡ người khác, từ những việc nhỏ nhất như cử chỉ, hành động, lời nói chúng tôi đều tự rèn luyện bản thân, cố gắng hết sức để tạo cho con một môi trường sống và học tập vui vẻ, đầy đủ, tiến bộ. Ngoài ra, các thành viên khác trong gia đình như ông bà nội ngoại đều hiểu, ủng hộ và phối hợp cùng. Đôi khi, chính sự có mặt của Thiên Nhất gần như làm thay đổi không khí xung quanh, vì mỗi giây mỗi phút, chúng tôi đều có những ảnh hưởng khác nhau đến việc giáo dục cho cháu một cách toàn diện.

Phát triển toàn diện là mục tiêu cơ bản

Chúng tôi không chỉ chú trọng đến việc truyền thụ tri thức, mà còn chú ý phát triển trí lực, hình thành thói quen cũng như tính cách tốt cho cháu. Thời gian rảnh rỗi, bố cháu thường cùng cháu vẽ tranh, chơi trò ghép hình, dạy cháu chơi cờ nhảy, cờ vây, những trò chơi giúp phát triển trí lực. Mỗi ngày, trước khi đi ngủ tôi còn kể cho cháu nghe một, hai câu chuyện ngụ ngôn, chuyện về cuộc sống của các bạn nhỏ, các câu chuyện cổ tích và khoa học v.v… Tôi còn đặt mua cho cháu “Báo nhi đồng”, “Báo tiểu học”, “Báo phát triển trí tuệ cho trẻ” và “Thế giới trí tuệ của trẻ”, “Thế giới của các bạn nhỏ”. Mỗi khi nhận được báo, tôi đọc cho cháu nghe từng bài viết, hướng dẫn cháu cách đọc và tự học. Chúng tôi cũng rất chú trọng đến chế độ dinh dưỡng cho Thiên Nhất. Thiên Nhất được nuôi bằng sữa mẹ, sau khi tròn một tuổi, cháu ăn uống như chế độ của cả nhà, nhưng tôi luôn chú ý đến việc điều tiết bữa ăn cho cháu, vừa có cá, gà, thịt lợn, trứng, lại có cả lạc, hải sản, các sản phẩm từ đậu, rau xanh, hoa quả, nhưng không hề cho cháu ăn vặt. Thiên Nhất đặc biệt rất thích ăn đầu gà, đầu cá, chúng tôi không bao giờ bắt cháu hạn chế ăn những thứ đó. Chúng tôi cho cháu chơi và học với các bạn khác để giúp cháu hình thành ý thức tập thể, đoàn kết thân ái, giúp đỡ lẫn nhau, nâng cao khả năng giao tiếp. Cũng có lúc, chúng tôi để cháu tự chơi với các bạn, hoặc nhờ cháu đi nhắn hàng xóm vài câu, tặng đồ cho mọi người để rèn luyện khả năng tự lập cho cháu. Chúng tôi còn thường xuyên cho cháu đi công viên, cửa hàng, tranh thủ những ngày nghỉ đi du lịch, để cháu được mở rộng tầm mắt, giúp cháu rèn luyện và nâng cao toàn diện đức, trí, thể, mỹ, lao động v.v…

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!