Phần lớn thời gian bé ở nhà trẻ khi bé đi học

Sau khi cháu nội đi học, phần lớn thời gian cháu ở nhà trẻ, chúng tôi chỉ có thể tận dụng một chút thời gian vào buổi sáng và buổi tối để dạy cháu, giúp cháu phát triển trí tuệ và năng lực. Nhưng đau đầu nhất vẫn là dành thời gian để làm trong sạch ngôn ngữ của cháu (vì ở nhà trẻ cháu học được một số câu chửi bậy), kiên trì dạy cháu phân biệt được sự trong sáng của từ ngữ, để tăng khả năng miễn dịch đối với những từ ngữ không trong sáng. Tôi nói cho cháu biết, một em bé thông minh phải học tập anh Ikkyu, phải biết suy nghĩ, biết phải trái, không nói dối và luôn giúp đỡ mọi người. Rồi tôi kể cho cháu nghe câu chuyện về Ikkyu, sau đó dạy cháu tự xem truyện “Ikkyu thông minh”, nhằm bồi dưỡng tinh thần tự học và khả năng yên lặng tập trung cho cháu. Thói quen thích xem sách của cháu đã được hình thành tư khi cháu được hai tuổi. Đi trẻ ề, việc đầu tiên của cháu là xem sách, chỗ nào không hiểu thì hỏi, nhưng nhiều khi cháu đặt ra quá nhiều câu hỏi khiến người lớn không thể ứng phó kịp. Sách đã trở thành nguồi bạn  mà cháu yêu quý nhất, đến mức mỗi sáng trước khi đi nhà trẻ cháu đều cầm một cuốn sách trên tay tới khi đến trước cổng trường mới đưa cho người lớn mang về. Buối tối trước khi ngủ, cháu phải đặt cuốn sách dưới gối, còn nói rằng ông nội không được lấy trộm sách của cháu. Tôi đưa cháu đi dạo phố, cháu không hề thích thú với đồ chơi và bánh kẹo, cứ nhìn thấy cửa hàng bán sách là cháu lại đòi mua. Có lần hai bà cháu gặp một cửa hàng bán sách nhưng vì không có sách phù hợp với trẻ nhỏ nên tôi không muốn mua, cháu nhất định không chịu đi tiếp. Hành động đó của cháu để khiến ông chủ cửa hàng sách cảm động và phải tìm bằng được cuốn “Câu chuyện về gấu mẹ” trong đống sách của mình đưa cho cháu, lúc đó cháu mới chịu. Cháu rất đắc ý và nói với tôi: “Bà nội ơi, con sẽ yêu sách mãi không rời xa”. Thành ngữ “Mãi không rời xa” tôi đã dạy cho cháu, nhưng thật vui khi cháu đã biết sử dụng đúng lúc, đúng hoàn cảnh.

Ngày Tết thiếu nhi mùng một tháng Sáu năm 1990, chúng tôi tặng cháu một quả địa cầu lớn, cháu có thêm một món đồ chơi, chúng tôi cũng có thêm một dụng cụ dạy học. Khi chiến tranh vùng Vịnh xảy ra, cháu có thể chỉ cho chúng tôi Kuwait, Iraq nằm ở vị trí nào trên quả địa cầu mà ông bà già mắt kém như chúng tôi không nhìn rõ. Những bộ phim truyền hình như “Chặng đường đời”, “Viên ngọc họ Thẩm”, “Dương Quý Phi”, “Trương Học Lương”, “Hồng lâu mộng” … hàng ngày chỉ xem một chút đều để lại ấn tượng cho cháu. Ví dụ, cháu có thể hát bài hát chính trong phim “Chặng đường đời”; cháu quan tâm đến cuộc đời của Quát Nhi trong bộ phim “Viên ngọc họ Thẩm”; cho rằng Lâm Đại Ngọc là một “người thích khóc” còn Giả Bảo Ngọc là một “anh chàng công tử bột”, nên cháu đều không thích. Có lần, nhắc đến Dương Quý Phi, cháu nói: “Bà nội ơi, Dương Quý Phi có mấy tên ạ?” Tôi trả lời: “Có hai tên là Dương Ngọc Hoàn và Dương Quý Phi”. Cháu nói: “Còn có hai tên là Chân Nhân và Thái Chân nữa.” Chúng tôi khen ngợi cháu, và tỏ thái độ sẽ học tập cháu, từ nay về sau sẽ không hay quên như vậy nữa. Từ “hay quên” ban đầu cháu không hiểu, chúng tôi phải dùng rất nhiều ví dụ để hình tượng hóa và giảng cho cháu nghe, cho đến khi cháy hiểu mới thôi. Sau khi giảng, chúng tôi yêu cần cháu đặt câu với từ này. Cháu đã đặt một câu rất hay: “Em trai học thơ Đường thường rất hay quên”.

Để nâng cao khả năng phản ứng và khả năng biểu đạt ngôn ngữ, chúng tôi tổ chức trò chơi đối thoại với đề tài là từ trái nghĩa. Chúng tôi nói: “Trời sáng rồi”. Cháu lập tức nói: “Trời tối rồi”. Rồi còn các cặp từ đối lập như “đi ngủ”  với “ngủ dậy”, “vui vẻ” với “tức giận”, “đông tây” với “nam bắc”, “ngọt” với “đắng”, “trời nắng” với “trời mưa”, “chết” với “sống”, “xinh” với “xấu”, “béo” với “gầy”, “no” với “đói”, “khóc” với “cười”, “thơm” với “thối”, “người già” với “trẻ con”, “người tốt” với “kẻ xấu”… đã luyện cho cháu khả năng ăn nói lưu loát, đối đáp trôi chảy. Chúng tôi cứ chơi mãi cho đến lúc không thể không tuyên bố là cháu đã thắng cuộc. Chúng tôi vỗ tay chúc mừng, còn cháu rất đắc ý khi được gội là cô giáo Viên.

Để bồi dưỡng cho cháu khái niệm về lao động, chúng tôi đề xướng việc của ai người đó làm, cởi áo đi giầy cháu cố gắng tự làm và dọn bát đũa sau mỗi bữa ăn. Khi không được khỏe, chúng tôi nhờ cháu lấy thuốc, bơi cháu rất rành về thuốc dùng hàng ngày và liều lượng sử dụng, do đó không bao giờ lấy nhầm, cháu còn dùng đồ chơi bác sĩ để tiêm cho bạn, thực hiện massage, giống như một cô bác sĩ nhỏ thực thụ.

Hằng ngày đi nhà trẻ về, cháu đều kể cho ông bà nghe những chuyện quan trọng đã xảy ra và những chuyện có liên quan đến các bạn cũng như cô giáo, và cả biểu hiện của cháu trong một ngày. Điều này đã tạo điều kiện để chúng tôi “bắt bệnh kê đơn” giúp cháu tiến bộ. Chúng tôi thường khuyến khích cháu biểu diễn sau chương trình khuyến khích cháu biểu diễn sau chương trình thời sự 7 giờ tối, ông bà nội làm khán giả, còn cháu đứng trên cầu thang giữa nhà, hát, đọc thơ, kể chuyện rất sinh động. Biểu diễn xong cháu vừa chào vừa nói: “Cảm ơn mọi người” và đi xuống bắt tay chúng tôi. Những buổi biểu diễn như thế này vừa củng cố kiến thức của cháu lại tăng thêm không khí vui vẻ trong gia đình. Đúng 8 rưỡi, chaú lên giường, sau khi nghe kể chuyện hoặc đọc thơ, nghe hát, 20 phát sau cháu đã chìm vào giấc ngủ say. Để bảo đảm cho cháu ngủ đủ giấc, người lớn đành phải hi sinh, ít xem một số chương trình ti vi. Đến tối thứ bảy, cháu chủ động yêu cầu được xem ti vi nhiều hơn một chút, tất nhiên là chúng tôi rất vui vẻ đáp ứng nguyện vọng của cháu.

Mùa xuân năm 1991, cháu nội tôi trong ba tuổi. Cháu không chỉ thuộc gần 200 bài thơ, bài từ, ngay cả những bài thơ dài như “Mãn giang hồng”, “Tì bà hành”, “Trường hận ca” cháu cũng có thể đọc lưu loát không sót một chữ, và có thể biểu đạt tình cảm của những bài thơ, bài từ đó bằng âm điệu cao thấp, nhanh chậm khác nhau. Bài thơ “Trường hận ca” chúng tôi chỉ dạy cháu trong một tuần (mỗi tối trước khi đi ngủ dạy cháu 20 phút). Điều này cho thấy, khả năng tiếp thu kiến thức của trẻ rất lớn, chúng ta chớ nên xem thường. Do cháu học nhiều, nên khi nói sử dụng từ ngữ rất phong phú. Mùa hè có lần vừa nấu cơm xong, cháu đòi tôi kể chuyện, tôi nói: “Bà nội vừa nóng vừa mệt, bà không muốn kể đâu!” Cháu nói: “Bà nội nóng vừa mệt, bà không muốn kể đâu!” Cháu nói: “Bà nội nóng đến mức mồ hôi đầm đìa! Bà mệt đến sức cùng lực kiệt!” Tôi hạnh phúc trả lời: “Đúng vậy!” Cháu lập tức giả làm bác sĩ, giúp tôi xoa xoa, bóp bóp, hỏi tôi đã đỡ mệt chưa? Khi tôi trả lời: “Tôi khỏe rồi ạ, cảm ơn bác sĩ Viên”, cháu nói: “Không cần cảm ơn đâu bà nội, bây giờ bà kể chuyện cho con được chưa ạ?” Hành động đáng yêu thơ ngây của cháu đã khiến tôi phải đáp ứng. Sau đó vài hôm, một chuyên gia trong lĩnh vực dạy trẻ đến nhà chúng tôi chơi, khi phát hiện ra vốn kiến thức của cháu rất rộng đã hỏi cháu: “Nhà trẻ của cháu có bao nhiêu bạn?” Vốn không biết nhưng cháu đã trả lời rất thông minh: “Không tính được hết ạ” khiến bà lão hơn 70 tuổi phải hết lời ca  ngợi.

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!