Cảm giác và quan sát (2)

Trong cuộc sống hàng ngày của trẻ từ 0 – 6 tuổi, các bậc cha mẹ cần tích cực bồi dưỡng thói quen và năng lực quan sát của trẻ. Hãy để chúng quan sát khắp mọi nơi, hình thành cho chúng thói quen thích nhìn, thích hỏi, cố gắng để chúng được vận dụng các giác quan như ngửi, nếm và sờ, đồng thời không bỏ qua bất kỳ sự vật mới mẻ nào; liên tục quan sát những sự vật có trạng thái biến đổi (ví dụ, từ nòng nọc biến thành ếch); ghi nhật ký quan sát đối với những sự vật quan trọng (khi trẻ còn quá nhỏ, cha mẹ có thể giúp cho chúng ghi nhật ký một cách đơn giản sau đó đọc cho trẻ nghe).

Như thế, trẻ sẽ có mắt tinh tai thính, thông minh khác thường, năng lực quan sát và niềm khát khao say mê học hỏi sẽ nhanh chóng phát triển, vốn tri thức cũng được làm phòng phú tới mức tối đa. Học không thể tách rời khỏi việc luôn luôn quan sát. Viết không thể tách rời sự quan sát kỹ càng, nghiên cứu khoa học bắt nguồn từ sự quan sát tỉ mỉ nhiều lần. Con người không thể không quan tâm tới những sự vật sự việc vốn dĩ cần phải có sự quan sát và những đối tượng cần phải tìm hiêu, nếu không sẽ giống như bị bịt tai bịt mắt, chỉ là một người khách bộ hành vội vã băng qua con đường cuộc đời mà thôi.

Bình thường, khi dạy trẻ quan sát, cần phải thường xuyên đưa ra câu hỏi cho trẻ, từ đó hình thành nên thói quen quan sát nọi lúc mọi nói ở trẻ. Đối với những hoạt động được tổ chức một cách có chủ ý (ví dụ, tới nơi nào đó để bơi chẳng hạn) cần phải lập kế hoạch quan sát như: cho trẻ xem cái gì và làm cái gì, sau đó làm tốt công tác chuẩn bị về mặt tư tưởng và dụng cụ. Đối với những sự vật cần quan sát tỉ mỉ, nên dạy trẻ quan sáy từ chỉnh thể tới bộ phận, từ trên xuống dưới, đồng thời phải quan sát có trọng điểm. Đối với những sự vật cần liên tục quan sát thì phải ghi chép theo thời gian và ngày tháng, đồng thời cần cố gắng ghi nhớ những hình ảnh quan sát được vào trong não.

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!