Khả năng chú ý (1)

Một này nọ, nhà bác học Newton nhiệt tình mời khách tới nhà dùng bữa. Thế nhưng, đã đến giờ cơm mà nhà bác học vẫn còn miệt mài trong phòng thí nghiệm, chuyên tâm vào công việc của mình. Khách đợi mãi không thấy bóng chủ nhân đành phải ăn trước và ra sau khi dùng xong bữa. Mãi đến khi Newton cảm thấy muốn ăn cơm, ông bèn đi tới phòng ăn, thấy một chiếc đầu gà đang ăn dở trên bàn, ông bất giác tự nói với mình: “Ồ, mình đã ăn cơm rồi kia mà!” Nói xong, ông quay người về phòng thí nghiệm và tiếp tục công việc nghiên cứu của mình.

Khả năng chú ý là khả năng hướng tới và tập trung vào một sự vật nhất định nào đó của hoạt động tâm lý. Tập trung chú ý sẽ khiến não sản sinh ra niềm hưng phần đối với sự vật được chú ý, nhờ vậy, con người mới có thể quan sát, ghi nhớ và tư duy hiệu quả, làm tốt việc mà mình đang chú ý. Đối với những sự việc nằm ngoài sự chú ý, não bộ sẽ tự đào thải chúng ra bên ngoài. Mọi nguồn thông tin và tri thức từ thế giới bên ngoài chỉ có thể đi vào trong não thông qua “cánh cửa chú ý”, đồng thời những mệnh lệnh của đại não chỉ khi thông qua “cánh cửa chú ý” mới có thể truyền đạt chính xác tới cơ thể và đôi tay (trừ những động tác vô thức và những động tác đã thành thói quen). Như vậy, có thể nói, “cánh cửa chú ý” thật sự rất quan trọng.

Làm thế nào để mở “cánh cửa chú ý”? Điều này do hai yếu tố chủ quan và khách quan quyết định. Nếu một sự việc bất ngờ xảy ra với hình tượng rõ ràng, mới mẻ hoặc biến hóa đa dạng sẽ gây sự chú ý của con người, quá trình đó gọi là sự chú ý vô thức. Quá trình này do nguyên nhân khách quan gây ra. Những nguyên nhân nội tại như thái độ và tâm trạng của một người đối với sự vật hiện tại như thế nào, họ có hứng thú và nhu cầu với nó hay không… là những yếu tố chủ quan làm này sinh sự chú ý. Nếu con người muốn tự mình chú ý tới sự việc nào đó thì đây chính là sự chú ý có chủ ý và có sự tham gia của ý chí con người.

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!