Khả năng chú ý (2)

Đối với những sự vật có ý nghĩa, các bậc phụ huynh cần tận dụng tối đa sự chú ý vô thức của trẻ trong giai đoạn 0-6 tuổi bằng cách làm cho các sự vật trở nên mới mẻ, sinh động, hấp dẫn, nhiều biến hóa nhằm gây sự chú ý của con trẻ. Đối với những sự vật vô nghĩa cần cố gắng hết sức làm giảm sức hấp dẫn của chúng nhằm mục đích không gây sự chú ý vô thức của trẻ, tránh không để những sự vật này làm nhiễu loạn sự chú ý đúng hướng của trẻ.

Chúng ta cần tận dụng sự chú ý vô thức, đồng thời phải bồi dưỡng khả năng chú ý của chủ ý của trẻ. Điểm mấu chốt để phát triển khả năng này là khiến trẻ có niềm đam mê sâu sắc với những đối tượng được chú ý, để trẻ hiểu được tầm quan trọng của việc học tập cũng như vận động và có được sự ủng hộ nhiệt tình của cha mẹ. Ngoài ra, cha mẹ cũng nên bồi dưỡng cho con ý chí và lòng tự tin. Khi sự tập trung chú ý của trẻ bị phân tán, việc cổ vũ và nhắc nhở chúng ta là cần thiết song không nên áp dụng các phương pháp phản khoa học như ép buộc hoặc mắng mỏ không tiếc lời làm tổn thương tới tâm trạng vui vẻ và hứng thú hoạt động của trẻ, vì chúng sẽ hủy hoại sự phát triển khả năng chú ý của trẻ, làm hỏng “cánh cửa chú ý” vốn dĩ đã được hé mở đối với một sự việc nào đó.

Có nhiều bậc cha mẹ khi dạy con thường quát tháo ầm ĩ, trách móc, mắng mỏ con, như vậy, trên thực tế sẽ khiến trẻ tập trung chú ý vào thái độ của cha mẹ và do đó, cánh cửa học tập đã sớm bị khép chặt, làm sao chúng ta thu được kết quả tốt? Vì vậy, chúng tôi khuyến khích các bậc phụ huynh nên thường xuyên dùng những lời nhỏ nhẹ nói với trẻ. Sự bình tĩnh, nhã nhẵn, trang trọng và tích cực của cha mẹ sẽ mang lại hiệu quả tốt. Ngay cả khi cần biểu lộ thái độ kiên quyết đi chăng nữa cũng không nên cao giọng lớn tiếng với trẻ, chỉ cần thể hiện bằng thái độ là đủ.

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!