Chăm sóc sức khỏe thai phụ (Tuần 12)

Chăm sóc bà bầu

Kết hợp tốt giữa cuộc sống và công việc

Trong thời kỳ mang thai, thai phụ vừa phải đảm bảo hiệu quả công việc, vừa phải chăm sóc sức khỏe bản thân nên áp lực khá lớn, vì thế thai phụ cần làm việc hợp với sức của mình.

  1. Nếu không thể đảm nhận công việc hiện tại, thai phụ cần kịp thời xin đổi vị trí làm việc. Không vì sợ người khác thay thế mình hoặc sau này không thể trở lại vị trí cũ mà làm ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân và thai nhi.
  2. Phân biệt rõ ràng công việc cơ quan và công việc gia đình. Cố gắng không mang việc về nhà làm. Một số người có thói quen mang việc về nhà làm, khi mang bầu, bạn không nên như vậy nữa, vì sẽ làm tăng áp lực của bản thân, dễ làm cho cả cuộc sống và công việc của bạn đều không được như ý.
  3. Sắp xếp thời gian khám thai thích hợp để không ảnh hưởng đến công việc. Thời gian kiểm tra thai của thai phụ có thể sắp xếp vào ngày cuối tuần. Thỉnh thoảng trùng vào ngày làm việc cũng không sao. Nhưng cần nói trước với quản lý của bạn 2 ngày để họ tiện sắp xếp công việc. Không nên vì việc mang thai mà gây phiền phức cho đồng nghiệp, điều này không có lợi cho cuộc sống hàng ngày của bạn.

Những tuyệt chiêu giúp bạn thoải mái hơn khi làm việc ở văn phòng

Công việc trở nên không đơn giản khi bạn mang thai, bạn hãy tự nghĩ cách giúp mình cảm thấy nhẹ nhàng và thoải mái hơn.

  1. Chuẩn bị những đồ dùng nhỏ giúp bạn cảm thấy thoải mái, ví dụ như ghế nhỏ, đệm nhỏ giúp chân bạn được nâng cao, giảm áp lực cho đôi chân; tấm thảm nhỏ giữ ấm; đệm nhỏ giảm đau mỏi lưng. Khi cảm thấy cần thiết, bạn có thể thư giãn, khi không dùng cần cất gọn gàng, tránh gây khó chịu cho người khác.
  2. Kết hợp vận động, giảm căng thẳng, lo lắng. Công việc có bận rộn thế nào, bạn cũng nhớ hoạt động cơ thể, ví dụ rót nước chầm chậm rồi uống, hoặc nhìn ngắm cảnh vật bên ngoài, đi vệ sinh. Cho dù ngồi trên ghế, bạn cũng nên thỉnh thoảng nhấc chân, ưỡn ngực, vặn lưng để giảm bớt mệt mỏi.
  3. Thay đổi vị trí ngồi. Giai đoạn đầu thai kỳ, bạn có thể thường xuyên bị nôn, nhân dịp này bạn hãy xin phép quản lý thay đổi vị trí ngồi, như vậy vào giữa, cuối thai kỳ, bạn sẽ tiện đi lại hơn.
  4. Tạo điều kiện để ngủ trưa. Nếu có phòng nghỉ ngơi thì tốt, nếu không có, bạn có thể ngồi, dùng ghế nhỏ nhấc cao chân lên, đầu dựa vào lưng ghế để nghỉ ngơi một lát.

Chú ý chống cảm cúm đối với thai phụ hay ra mồ hôi

Phụ nữ mang thai thường nóng và ra mồ hôi nhiều, đặc biệt vào mùa hè. Khi ra mồ hôi nhiều, bạn cần chú ý giữ cơ thể khô thoáng, tránh bị cảm cúm.

Bạn có thể chuẩn bị 2-3 chiếc khăn bông, lúc ra nhiều mồ hôi dùng khăn lau người, ướt có thể thay chiếc khác. Lưng phía sau luôn giữ khô thoáng tránh bị cảm cúm.

Khi nóng bức hoặc ra nhiều mồ hôi, thai phụ không nên vội vã bước vào phòng lạnh, phòng điều hòa, cần đứng đợi cho mồ hôi khô mới bước vào.

Nếu thay quần áo lót hàng ngày. Quần áo bị ướt dễ có vi khuẩn xâm nhập, gây bệnh, quần áo ướt cũng dễ ảnh hưởng đến sự lưu thông máu dưới da, không tốt cho sức khỏe.

Làm thế nào có thể yên tâm sinh nở với thai phụ sinh đôi

Tỷ lệ sinh đôi, sinh ba đối với thai phụ là không cao. Nhiều người cho rằng sinh đôi là một chuyện may mắn nhưng thực tế nó lại nguy hiểm với thai phụ. Thai phụ cần chú ý nhiều hơn đến nhu cầu dinh dưỡng và sức khỏe hàng ngày.

  1. Nhu cầu dinh dưỡng đối với sự phát triển của thai đôi nhiều hơn so với thai đơn, hơn nữa lượng máu trong cơ thể mẹ cũng nhiều hơn, vì thế chế độ ăn uống khoa học, hợp lý là rất cần thiết đối với mẹ, mẹ cần chú ý bổ sung dinh dưỡng, đặc biệt là chất sắt. Theo thống kê, tỷ lệ thiếu máu đối với người mẹ mang thai đôi cao khoảng 40%, vì thế mẹ cần chú ý điểm này.
  2. Tỷ lệ dị tật ơt thai đôi cũng cao hơn thai đơn, vì thế nên coi trọng và kiểm tra dị tật cho thai nhi.
  3. Tỷ lệ sảy thau, đẻ non, khó đẻ, xuất huyết sau đẻ của thai phụ mang song thai cao hơn so với mang đơn thai, vì thế cả quá trình mang thai, thai phụ cần chăm sóc tốt hơn. Vào cuối thai kỳ, thai phụ nghỉ ngơi sớm hơn, sau 28 tuần nên xin nghỉ làm ở cơ quan, vận động nhẹ nhàng, nằm nghỉ ngơi hợp lý giảm áp lực của cơ thể lên tử cung. Thai phụ cũng nên sớm nhập viện sinh nở. Tốt nhất nên chọn bệnh viện có kinh nghiệm, thiết bị tiên tiến hiện đại, phòng tránh xuất huyết sau sinh.
  4. Khi mang thai đôi, có thể xảy ra tình trạng một bào thai ngừng phát triển, thai phụ nên tiếp tục mang thai. Vì có thể bào thai còn lại vẫn phát triển bình thường, khi một thai ngừng phát triển, kỳ sinh nở sẽ đến chậm một chút, nếu chậm quá, cần đến bệnh viện tiến hành đẻ sớm.

Thời kì ốm nghén đã qua, ham muốn ăn uống tăng lên, lúc này đa số các bộ phận trong cơ thể thai nhi đã hoàn thiện, tiếp đó sẽ bước vào giai đoạn phát triển nhanh chóng vì thế cần nguồn năng lượng lớn. Lúc này mẹ có thể chuẩn bị đồ ăn vặt: hoa quả tươi, quả khô, táo, chuối, cam, nho khô… – cần chú ý: lượng nhiệt hấp thu trong ngày không vượt quá 500g, nếu hàm lượng đường trong mứt quả sấy khô cao hơn quả tươi cũng không nên ăn nhiều. Kết hợp tốt giữa cuộc sống và công việc Trong thời kỳ mang thai, thai phụ vừa phải đảm bảo hiệu quả công việc, vừa phải chăm sóc sức khỏe bản thân nên áp lực khá lớn, vì thế thai phụ cần làm việc hợp với sức của mình.

Ngăn ngừa mệt mỏi và bệnh tật trong giai đoạn đầu của thai kỳ

Xem thêm:

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!