Một vài phương pháp làm giảm phù thũng
Ngoài việc không ngồi lâu, đứng lâu, cố gắng nằm nghiêng bên trái, lúc thích hợp có thể kê cao chân giảm áp lực tĩnh mạch, giúp máu lưu thông; thì hai biện pháp dưới đây cũng giúp thai phụ giảm phù thũng hiệu quả:
- Đi tất dài có tính đàn hồi dành cho thai phụ. Loại tất này được thiết kế dành riêng cho thai phụ, sau khi đi có tác dụng tăng áp lực thích hợp cho đôi chân, khiến tĩnh mạch không bị phồng lên bất thường, từ đó giảm phù thũng. Đi tất này cần kiên trì trong thời gian dài, tốt nhất sau khi ngủ dậy sẽ đi vào, đến khi đi ngủ mới cởi ra. Thai phụ thường xuyên đi tất này sẽ có những hiện tượng không thoải mái như: đau, chuột rút, phù, viêm da… những triệu chứng này sẽ mất khi tĩnh mạch được cải thiện.
- Vận động trong nước để giảm phù thũng. Nghiên cứu phát hiện, đứng ngập trong nước đến nách khoảng 45 phút có thể giảm được hiện tượng phù thũng. Đối với các thai phụ, đứng trong nước khoảng 45 phút sẽ cảm thấy hơi mệt và lạnh, nên giảm thời gian là 30 phút và vận động. Cũng có thể đổi thành đứng vận động trong nước 10 phút, rồi cả người ngồi trên phao, thả chân xuống nước khoảng 10 phút, 5 phút cuối thì dừng lại.
Mát xa trong thời kỳ mang thai cần chú ý
Thai phụ khó tránh khỏi những triệu chứng như: đau mỏi lưng, chuột rút… lúc này, thai phụ thường nắn bóp để khắc phục, tuy nhiên, cần chú ý rằng trong thời kỳ mang thai không được tùy tiện mát xa; bởi vì nếu không cẩn thận có thể kích thích đến tử cung hoặc ảnh hưởng đến sự phân tiết các hormone, rất nguy hiểm cho thai nhi; vì vậy nếu muốn mát xa cần tư vấn bác sỹ.
Trong thời kỳ mang thai, huyệt Hợp cốc và huyệt Kiên Tỉnh tuyệt đối không được mát xa, ấn vào huyệt Hợp cốc có thể thúc đẩy sự phân tiết hormone sinh nở, có nguy cơ khiến sinh sớm; Nếu ấn vào huyệt Kiên Tỉnh và kích thích quá mạnh, dễ dẫn đến sốc hoặc choáng. Huyệt Hợp cốc nằm ở phần hổ khẩu của bàn tay, căng ngón trỏ và ngón cái ra, phần lõm nối liền hai ngón chính là huyệt Hợp cốc. Huyệt Kiên Tỉnh chính là đốt xương trên vai (đốt sống cổ thứ 7), nằm ở vị trí giữa của xương cột sống và đỉnh của vai nơi cao nhất. Chú ý không dùng lực quá mạnh để ấn vào 2 huyệt này.
Giấc mơ khi mang thai
Thai phụ phát hiện khi mang thai mình hay nằm mơ, hơn nữa giấc mơ giống như thật, kỳ quái và kích thích thần kinh, khác hẳn với trước kia. Có một số giấc mơ rất đáng sợ khiến thai phụ bồn chồn, lo lắng, thậm chí có thai phụ trở nên trầm cảm, mệt mỏi.
Nguyên nhân của hiện tượng mơ nhiều khi mang thai là do sự thay đổi chất lượng giấc ngủ. Lúc mang bầu giấc ngủ của mẹ thường không sâu, khi ở trạng thái này, sẽ mơ nhiều. Vì giấc ngủ không sâu, nên khi nằm mơ dễ tỉnh giấc và những giấc mơ này rất dễ nhớ.
Giấc mơ xuất hiện nhiều, nhất là khi hàng ngày thai phụ phải lo lắng việc này việc kia, tinh thần luôn ở trạng thái căng thẳng, chủ yếu là do cơ thể được nghỉ ngơi, nhưng tinh thần vẫn ở trạng thái căng thẳng, khi ngủ sẽ hay gặp ác mộng. Nhiều thai phụ có chung đặc điểm này có thể chứng minh đó là do áp lực tâm lý gây nên. Do vậy, không nên lo lắng buồn bã vì giấc mơ, vì nó không có khả năng dự đoán tương lai của bạn.
Tuy nhiên giấc mơ cũng là sự biểu đạt của tiềm thức, phân tích giấc mơ cho thấy bạn lo lắng điều gì. Thai phụ có thể viết lại giấc mơ của mình, tìm hiểu nỗi lo lắng của mình, sau đó dùng các biện pháp thay đổi chúng, đưa chúng ra khỏi những giấc mơ, ví dụ mơ thấy con bị dị tật, mẹ có thể đi khám thai nhiều hơn và chú ý giữ gìn sức khỏe hơn.
Các phương pháp cải thiện giấc ngủ
Giấc ngủ của thai phụ không tốt, cần tích cực làm theo các biện pháp sau:
- Trước khi ngủ uống một cốc sữa ấm. Trong sữa có chứa chất đạm giúp thai phụ tăng đường huyết, giảm ác mộng, giảm đau đầu, nâng cao chất lượng giấc ngủ.
- Chải đầu trước khi ngủ. Chải đầu có thể thúc đẩy máu lưu thông ở da đầu, cải thiện chất lượng giấc ngủ.
- Khi không ngủ được, thai phụ có thể nằm và hít thở. Hít thở bằng cơ bụng giúp thai phụ loại khỏi những suy nghĩ tiêu cực, dễ dàng ngủ ngon.
- Dùng bàn tay nhẹ nhàng mát xa đùi, điều này sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn, bạn có thể nhờ chồng mát xa hộ.
Khi dùng các phương pháp này mà vẫn không ngủ được, thì không nên miễn cưỡng ngủ, có thể ngồi dậy đọc sách, nghe nhạc, thư giãn tinh thần. Cần cố gắng quên đi việc mình không ngủ được, nếu cứ ép mình đi ngủ, bạn có thể khó ngủ hơn. Cải thiện chất lượng giấc ngủ có thể làm giảm tình trạng mơ nhiều
Xem thêm: