Thai giáo – nói chuyện với thai nhi
Nói chuyện với thai nhi sẽ tự do hơn các phương pháp thai giáo khác thai phụ nói gì cũng được. Bố và mẹ có thể coi việc thai giáo như là một hình thức nói chuyện thân thiết giữa các thành viên trong gia đình. Hàng ngày, vào buổi sáng và buổi tối không quên thăm hỏi bé, mẹ đang làm gì cũng có thể nói cho bé biết.
Ví dụ khi ra khỏi nhà có thể nói với bé: “Con ơi, hai mẹ con mình ra ngoài ngắm cảnh, hít thở không khí trong lành nhé”. Khi làm việc, mẹ có thể nói với bé: “Con ơi, mẹ bắt đầu làm việc rồi, con ngoan, không được nghịch nhé”. Nhìn thấy chuyện thú vị bên ngoài có thể kể cho bé nghe: “Con ơi, con xem anh bạn nhỏ kia kìa, mắt anh ấy thật to, thật đẹp, có phải con cũng đẹp trai giống anh ấy không?. Một cuốn sách thú vị, hoặc là một cuốn truyện cười, mẹ có thể đọc cho bé nghe.
Lưu ý, khi thai giáo, tốt nhất cần lên kế hoạch để đạt được hiệu quả tốt hơn.
Lên kế hoạch cho việc giáo dục ngôn ngữ
Khi bắt đầu thai giáo, tốt nhất là đặt kế hoạch ngôn ngữ cụ thể, có lời mở đầu và lời kết thúc, ngôn ngữ thai giáo cần chính xác, chuẩn, tốc độ chậm, ngữ điều bình thường.
Lời mở đầu rất quan trọng, là biện pháp kích thích hứng thú bé tham dự, chỉ khi bé tích cực tham gia, việc dạy thai mới hiệu quả.
Lời mở đầu có thể nói như sau: “Con ơi (hoặc tên của bé), ngồi đối diện với con là bố, hàng ngày vào thời gian này, bố sẽ nói chuyện với con. Bố có nhiều kiến thức, con sẽ biết nhiều điều thú vị từ bố đấy”. Sau đó, bố sẽ nói với bé: “Con ơi, bố là bố của con đây, hôm nay bố sẽ kể cho con nghe câu chuyện “Chú hươu Bambi”, con hãy chăm chú lắng nghe nhé!”.
Lời kết thúc thường dùng giọng điệu cổ vũ là chính. Ví dụ: “Hôm nay con nghe rất nghiêm túc, con thật thông minh. Hi vọng câu chuyện này sẽ có ích cho cuộc sống tương lai của con. Nào, hôm nay mình kể đến đây thôi, ngày mai đúng vào giờ này, bố sẽ kể một câu chuyện khác hay hơn cho con nhé!”.
Nếu khả năng nói của bố mẹ kém, hoặc không biết nói gì, có thể viết ra một tờ giấy, sau đó đọc to lên. Ngoài ra, khi nói chuyện với người khác, mẹ cần duy trì ngữ điệu bình thường, không nói to, hò hét, tránh làm cho bé cảm thấy bất an.
Xem thêm: