Chăm sóc sức khỏe thai phụ (Tuần 30)

Chăm sóc bà bầu

Đo vòng bụng, chiều cao tử cung, cân nặng, khám sức khỏe cuối thai kỳ

Vòng bụng, chiều cao tử cung, cân nặng của mẹ ở cuối thai kỳ không ngừng thay đổi, đó là biểu hiện sự lớn lên không ngừng của thai nhi. Qua khám thai có thể biết được bé có phát triển quá nhanh không, nếu phát triển quá nhanh cần hạn chế ăn uống, không để thai nhi quá to, gây khó đẻ; đồng thời cũng có thể phát hiện thai nhi lớn chậm, lúc này cần nhắc nhở thai phụ bổ sung dinh dưỡng, nếu thai quá nhỏ, nên đến bệnh viện truyền chất dinh dưỡng.

Chiến thắng nỗi sợ hãi khi sinh nở

Sắp đến ngày sinh nở, thai phụ có thể cảm thấy sợ hãi, thai phụ hãy đọc các phương pháp bên dưới xem có giúp bản thân giảm nỗi sợ hãi không nhé.

  1. Giữ cho tinh thần thoải mái, không suy nghĩ nhiều đến việc sinh nở. Không nói chuyện nhiều về vấn đề này, cũng không hỏi thăm quá trình sinh nở của người từng trải, tránh làm tăng cảm giác sợ hãi cho bản thân.
  2. Tập trung chú ý vào việc chuẩn bị đồ cho lúc sinh, tính toán trước những việc có thể gặp phải để tìm ra trước cách giải quyết. Làm như vậy, có thể phân tán được cảm giác sợ hãi, tránh lóng ngóng khi chuẩn bị đồ đạc sinh nở và giữ được tình cảm ổn định cho thai phụ.
  3. Nỗi sợ hãi sinh nở bắt nguồn từ việc không hiểu biết, vì thế có người cho rằng “khi đã hiểu biết rõ, nỗi sợ hãi sẽ biến mất”. Đó là lý do vì sao mẹ sinh bé thứ hai sẽ không có cảm giác sợ hãi như sinh bé đầu tiên. Mẹ có thể đọc một số sách có liên quan, tìm hiểu quá trình sinh nở, những chuyện bản thân cần làm và không cần làm trong quá trình sinh nở, loại bỏ cảm giác sợ hãi khi sinh.

Chú ý: Đo chiều cao tử cung, vòng bụng cuối thai kỳ có lợi cho việc phán đoán nước ối nhiều hay ít.

Ngăn ngừa chứng buồn phiền, trầm cảm trước khi sinh

Người mẹ chuẩn bị sinh nở có thể có triệu chứng u uất, vì thế chú ý đề phòng. Khi chứng trầm cảm không cải thiện sẽ tiếp tục diễn ra cả sau khi sinh.

Nguyên nhân chủ yếu của chứng phiền muộn, trầm cảm là do quá lo lắng: không biết bé có dị tật gì không, lúc đẻ có vấn đề gì không, mình có dễ đẻ không, sau khi bé sinh ra, mình có bị đối xử lạnh nhạt không?

Một số nghiên cứu gần đây phát hiện, những phụ nữ làm lãnh đạo càng dễ mắc chứng trầm cảm, buồn phiền trước sinh, vì họ có quá nhiều nỗi lo lắng, ngoài những nỗi lo đã kể trên, họ còn lo vì những mâu thuẫn trong cuộc sống và công việc, ví dụ lo công việc của mình có được như trước đây không, có giữ vững được vị trí không, rồi làm thế nào vừa làm việc vừa chăm sóc con cái…

Thực ra, những vấn đề trên có thành hiện thực hay không sẽ không thay đổi khi bạn lo lắng trước, vì thế bạn cần sống thoải mái. Hãy nghỉ ngơi tốt, năng vận động, chú ý dinh dưỡng, đồng thời đọc một chút kiến thức về sinh nở, giảm nỗi lo khi sinh. Lúc không vui, có thể cùng người thân nói chuyện, để bản thân được thả lỏng, thư thái.

Chú ý: Cùng người thân nói chuyện giúp giảm được chứng trầm cảm trước khi sinh nhưng không nên nói chuyện điện thoại quá lâu, cũng không nên thường xuyên nói chuyện qua điện thoại di động.

Xem thêm:

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!